3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.2.1 Thiết kế và kích thước mẫu
Phần này bàn về các quy trình và lý do lựa chọn kích thước mẫu của các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. Trong việc lựa chọn một mẫu có giá trị trong nghiên cứu, điều quan trọng là phải xem xét như thế nào mẫu đại diện cho các đặc tính của doanh nghiệp nghiên cứu. Nó cũng được coi là đại diện cho các nguồn dữ liệu và lựa chọn những thiết kế lấy mẫu, trong đó các phần tử mẫu được lựa chọn đại diện cho doanh nghiệp tiềm năng trong việc xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài. Hai vấn đề mà chỉ tính đại diện của mẫu là những thiết kế mẫu và cỡ mẫu (Zikmund, 2000; Cavana et al, 2001). Như vậy, nếu thiết kế mẫu và kích cỡ mẫu là đúng, các nghiên cứu có thể đảm bảo rằng các đối tượng mẫu thật sự là đại diện các đặc tính của doanh nghiệp (Creswell, 2003). Các thiết kế mẫu và kích cỡ mẫu được thảo luận dưới đây.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với biến kiểm sốt là loại hình các doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực thủy sản. Đối tượng tham gia phỏng vấn là người quản lý các doanh nghiệp thủy sản (giám đốc, phó giám đốc phục trách kinh doanh) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Trong thực tế có nhiều cách thiết kế mẫu và chọn mẫu đại diện, trong phạm vi luận án này, nghiên cứu sinh xác định mẫu đại diện tương
đối phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp thủy sản như sau: Phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên - lấy mẫu thuận tiện. Mơ hình đo lường gồm 39 biến quan sát, theo (Hair & ctg, 1998) kích thước mẫu cần thiết là n = 195 (39 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra nghiên cứu sinh phát hành 230 bảng câu hỏi điều tra trực tiếp được gửi đi phỏng vấn, kết quả thu về và sàn lộc được 227 mẫu hợp lệ (doanh nghiệp) và hồn tất được sử dụng nghiên cứu chính thức. Cơ cấu mẫu điều tra thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây.
Nghiên cứu này sử dụng một bảng câu hỏi điều tra trong việc thu thập dữ liệu, trong vòng hai tháng cho thời gian khảo sát thu thập dữ liệu. Dữ liệu nhận được kiểm tra để chắc chắn rằng đã sẵn sàng mã hóa và chuyển giao để lưu trữ dữ liệu. Mục đích của bước này là để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và độ tin cậy của dữ liệu trước khi phân tích.
Bảng 3.2: Kích cỡ mẫu nghiên cứu chính thức
Hình thức sở hữu doanh nghiệp Loại hình của doanh nghiệp
Phân loại Số lượng Cơ cấu (%) Phân loại Số lượng Cơ cấu (%) Cổ phần 38 16,7 Chế biến thủy sản xuất khẩu 98 43,2 TNHH 115 50,7 Nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản 36 15,9 TNHH 1TV 74 32,6 Bán buôn thực phẩm và kinh doanh thủy sản
32 14,1
TNHH 2 TV trở lên 41 18,1 Cả ba lĩnh vực 61 26,9
DNTN 74 32,6
Tổng 227 100.0 Tổng 227 100.0
Nguồn: xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả
Như vậy, sự lựa chọn 230 doanh nghiệp phù hợp với phạm vi kích thước mẫu được lựa chọn và tương ứng với 230 mẫu khảo sát được phát hành cho phỏng vấn các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Nghiên cứu đã sẵn sàng để tiến hành thu thập dữ liệu và tiến hành khảo sát các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Kết quả đạt 227 mẫu hợp lệ và dữ liệu đủ độ tin cậy trước khi phân tích.