Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản bạc liêu (Trang 70 - 73)

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu bằng phỏng vấn ngoài việc đánh giá còn cho phép người nghiên cứu mở ra các khía cạnh mới của vấn đề (Easterby-Smith, Thorpe & Lowe,

1991). Các cuộc phỏng vấn của luận án này nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại Bạc Liêu (phụ lục 1).

Phân tích số liệu

Quy trình xử lý và phân tích số liệu cũng được thực hiện theo trình tự từng bước, bước thứ nhất là tổng hợp và phân loại thông tin, bước thứ hai là tổ chức, kết hợp các thông tin và cuối cùng là nhận định, xác định các thông tin với lý thuyết hoặc khái niệm trong quá trình nghiên cứu (Miles & Huberman, 1994). Dựa vào các câu hỏi cần nghiên cứu để thực hiện mã hóa dữ liệu thu thập bằng các khái niệm, các cụm từ hoặc các thuật ngữ có giá trị tương đương và thống kê tần suất xuất hiện của các khái niệm trong dữ liệu phỏng vấn. Để đánh giá các yếu tố quan trọng và đảm bảo độ tin cậy, luận án sẽ lựa chọn những vấn đề, khái niệm, thuật ngữ có tần suất hiện trên 60% trong quá trình phỏng vấn. Trong phần kết quả nghiên cứu định tính, luận án cũng sẽ trình bày những vấn đề khác có liên quan để có thể mơ tả đẩy đủ hơn các kết quả nghiên cứu.

Mục tiêu về độ tin cậy

Các mục tiêu về độ tin cậy là để giảm thiểu sai sót và những thành kiến trong một nghiên cứu (Cavana et al, 2001). Theo đó, ghi chú cuộc phỏng vấn của nghiên cứu luận án và số người đồng ý được coi là mức độ đồng ý (tính tỷ lệ %), có ý nghĩa quan trọng đối với độ tin cậy của nghiên cứu là tần suất hiện trên 60% số người phỏng vấn. Từ những cuộc phỏng vấn, ghi chú và số người đồng ý đã được phân tích và chủ đề của các yếu tố. Sự phát triển các dàn ý có nghĩa cho các từ, cụm từ và đoạn văn cho nhóm phân đoạn liên quan đến rút ra kết luận trong bối cảnh của câu hỏi nghiên cứu định tính.

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận nhóm “yếu tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp” tạo nên phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Dựa trên kết quả thảo luận tay đôi với các chuyên gia đang quản lý doanh nghiệp cho là quan trọng từ cao đến thấp theo thứ tự các yếu tố, có nghĩa nhóm được yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên trong trường hợp này, đó là một số người trả lời thể hiện tùy chọn, chẳng hạn như khách hàng, xu hướng thị trường, thiếu nhu cầu các bên liên quan, chính sách hỗ trợ nhà nước, an sinh xã hội và lực lượng lao động (nhân

viên), người quản lý (chủ sở hữu), trách nhiệm sản phẩm, phịng chống ơ nhiễm môi trường đều đạt được các mục tiêu đặt ra trong thời gian tới. Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Kết quả các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản

Nhóm yếu tố Kết quả đánh

giá

% mức độ đồng ý

1. Yếu tố bên ngoài:

1) Khách hàng

11/12 92%

2) Xu hướng thị trường

10/12 83%

3) Thiếu nhu cầu các bên liên quan

10/12 83%

4) Chính sách hỗ trợ nhà nước

9/12 75%

5) An sinh xã hội

8/12 67%

2. Yếu tố bên trong (nội bộ):

1) Lực lượng lao động (nhân viên)

11/12 92%

2) Người quản lý (Chủ sở hữu)

10/12 83%

3) Trách nhiệm sản phẩm

9/12 75%

4) Phịng chống ơ nhiễm mơi trường

8/12 67%

Nguồn: xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả

Sau khi thực hiện các công việc thiết kế nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn, thu thập số liệu, xử lý số liệu và bố cục thông tin được chặt chẽ, dễ theo dõi kết quả nghiên cứu được trình bày bằng cách trả lời các câu hỏi nghiên cứu và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu ở chương 1, cơ sở lý thuyết với các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại Bạc Liêu được sắp xếp thứ tự ưu tiên các yếu tố tác động (phụ lục 2). Câu hỏi cuối cùng: Anh/chị có nghĩ rằng doanh nghiệp của anh/chị góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững? Hầu hết những người được hỏi có kết quả đánh giá đạt 10/12 người và mức độ đồng ý đạt 83% doanh nghiệp tin rằng góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp. Cho dù đó là một yếu tố phụ thuộc, thực tế là các doanh nghiệp có mức độ đồng ý với chia sẻ của họ hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp là một mục tiêu cuối cùng.

Nhìn chung kết quả thơng tin thu thập đa dạng và phong phú, đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho việc nghiên cứu định lượng chính thức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản bạc liêu (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)