Thang an sinh xã hội (bổ sung mới)
- Tham gia trao học bổng sinh viên nghèo hiếu học
- Tham gia đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương
- Tham gia đóng góp chương trình gây quỹ từ thiện (mổ tim bẩn sinh trẻ em, bệnh HIV, bệnh hiểm nghèo)
- Tham gia đóng góp chương trình xố đói giảm nghèo và các hoạt động xã hội tại địa phương
Nguồn: kế thừa từ Tessier & Schwarzer (2013) và xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả
3.3.2 Thang đo yếu tố bên trong
Lực lượng lao động (nhân viên)
Từ kết quả nghiên cứu định tính (phụ lục 2) yếu tố lực lượng lao động được dựa vào các khung lý thuyết lực lượng lao động thuộc nhóm yếu tố điều khiển phát triển bền vững doanh nghiệp (Joel Harmon, 2009), thang đo yếu tố lực lượng lao động được kiểm định thông qua ba biến quan sát (Nâng cao tinh thần nhân viên, tham gia và cam kết quy chế; Việc tìm kiếm giải pháp cho một lực lượng lao động kế thừa; Thu hút và giữ được đa dạng người tài), với kết quả thang đo yếu tố lực lượng lao động có độ tin cậy của Cronbach’s alpha là 0,90.
Tiếp đến năm 2011, yếu tố lực lượng lao động thuộc trình điều khiển ra quyết định (Kent Fairfield, Joel Harmon, Scott Behson, 2011) xây dựng mơ hình khái niệm tích hợp các mối liên kết ảnh hưởng giữa các bên và kiểm định từ dữ liệu từ một cuộc khảo sát trên toàn thế giới của các nhà quản lý để kiểm tra mối quan hệ giả thuyết và các yếu tố nội bộ. Nhân viên của doanh nghiệp một yếu tố tác động đến vai trò của các doanh nghiệp trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Jun Ma, 2012).
Trên cơ sở kế thừa yếu tố lực lượng lao động từ thang đo gốc của Fairfield, Harmon & Behson (2011), nhưng có điều chỉnh, bổ sung mới thông qua kết quả nghiên cứu định tính phù hợp với nghiên cứu các yếu tố tác động vào phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản (Bảng 3.8). Thang đo yếu tố lực lượng lao động được đo lường thông qua bốn biến quan sát.