5.3 Hàm ý cho việc phát phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.2 Hàm ý cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.2.1 Về công tác an sinh xã hội
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy an sinh xã hội tác động mạnh thứ nhất đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b5 = 33.2 %, trung bình đánh giá là 2.727 và độ lệch chuẩn là 0.6753. An sinh xã hội được đo lường thông qua 4 biến quan sát, nghiên cứu này đã làm sáng tỏ một doanh nghiệp thủy sản thực hiện tốt cơng tác an sinh xã hội nó sẽ tác động mạnh vào sự phát triển bền vững doanh nghiệp trong tương lai. Chính sách an sinh xã hội nhằm chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng, hướng tới công bằng xã hội. Vì vậy, hiệu quả của chính sách an sinh xã hội đang trở thành một thước đo của sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nước ta cũng đã hình thành hệ thống an sinh xã hội, bao gồm các chương trình mục tiêu (chương trình việc làm, xố đói giảm
nghèo, hỗ trợ các nơi đặc biệt khó khăn, phịng chống tệ nạn xã hội, nước sạch nơng thơn) và các quỹ (tình thương, việc làm, xố đói giảm nghèo,...). Đồng thời, thể chế hoá vấn đề an sinh xã hội như ra đời bộ Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật bình đẳng giới, Pháp lệnh về ưu đãi người có cơng, về người cao tuổi, về người tàn tật. Hệ thống an sinh xã hội đã góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có vị trí đặc biệt quan trọng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm của tỉnh (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp thủy sản đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, doanh nghiệp thủy sản cần quan tâm hơn nữa góp phần vào cơng tác an sinh xã hội nơi doanh nghiệp đang hoạt động nhằm chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng như: Tạo việc làm, xố đói, giảm nghèo,... Ngồi hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp cịn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lịng của người lao động, thu hút lao động có chun mơn cao. Do đó, bản thân doanh nghiệp cần coi việc thực hiện an sinh xã hội chính là địn bẩy, động lực cho sự phát triển của mình. Thực hiện đóng góp vào quỹ an sinh xã hội không chỉ là nghĩa vụ mà cịn là quyền lợi để đảm bảo cho chính doanh nghiệp phát triển, thực hiện an sinh xã hội là cách thức hiện thực hoá định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu như tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội, đối với doanh nghiệp thủy sản thực hiện an sinh xã hội là một cách thức để giữ vững vai trị chủ đạo của mình đối với xuất khẩu của tỉnh.
Mục đích của cơng tác an sinh xã hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về việc thực hiện các trách nhiệm an sinh xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội sẽ tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với doanh nghiệp, sự nhận biết nhiều hơn từ các nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương thiệu đã tham gia đóng góp tốt quỹ an sinh xã hội tại địa phương; tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh thủy sản Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngồi. Doanh nghiệp thủy sản thơng qua cơng
tác an sinh xa hội cũng sẽ quảng bá, tuyên truyền các điển hình doanh nghiệp tiên tiến trong việc tổ chức các chương trình an sinh xã hội hiệu quả và sáng tạo, có lợi ích thiết thực đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó, đối với doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới thực hiện tốt cơng tác đóng góp quỹ an sinh xã trong cộng đồng như sau:
Tham gia trao học bổng sinh viên nghèo hiếu học;
Tham gia đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương;
Tham gia đóng góp chương trình gây quỹ từ thiện (mổ tim bẩn sinh trẻ em, bệnh HIV, bệnh hiểm nghèo);
Tham gia đóng góp chương trình xố đối giảm nghèo và các hoạt động xã hội tại địa phương.
5.3.2.2 Về lực lượng lao động
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy lực lượng lao động tác động mạnh thứ hai đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b6 = 30.2%, trung bình đánh giá là 2.947 và độ lệch chuẩn là 0.5619. Thực chất của việc phát triển lực lượng lao động là tìm cách nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Nâng cao chất lượng lực lượng lao động là kết quả tổng phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đảm bảo được quy mô về số lượng và chất lượng lực lượng lao động phù hợp hiện tại và sự phát triển bền vững doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận song nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn ơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và nhất là trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến cho ngành này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới chính là đầu tư phát triển lực lượng lao động quan tâm chưa đúng mức. Đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ quản lý, khoa học công nghệ, công nhân kỹ thuật cho những ngành nghề này còn yếu kém.
Hiên nay, lực lượng lao động lĩnh vực chế biến thủy sản thường biến động từ 30-40%, lực lượng lao động có tay nghề là vấn đề nan giải trong tuyển dụng đối với một số doanh nghiệp sản xuất hàng hóa địi hỏi có tính chun mơn. Để đáp ứng đủ kế hoạch sản xuất, có rất nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tuyển thêm lao
động, tuy nhiên do yêu cầu lao động có tay nghề, nên khó tuyển đồng loạt lao động. Do đó, trong kế hoạch tuyển dụng doanh nghiệp phải phân kỳ cho từng tháng và kết hợp với các trung tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm thì mới huy động được lực lượng lao động cần thiết, đồng thời có những chính sách đặc biệt hơn đối với cơng nhân có tay nghề thì mới giữ chân được người lao động lâu dài. Vấn đề khó nhất hiện nay là chỗ ở cho cơng nhân, đa phần họ ở trọ bên ngồi. Để giữ chân người lao động, ngồi thực hiện các chính sách mua bảo hiểm xã hội, y tế, doanh nghiệp chế biến thủy sản cịn có chế độ nhà ở, xe đưa rước cơng nhân trong vịng bán kính 50 km. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay cần một lực lượng lao động rất nhiều, trong khi đó lao động trong tỉnh chưa đáp ứng đủ, doanh nghiệp phải tuyển thêm ở các tỉnh lân cận. Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp thủy sản phát triển bền vững cần tập trung vào yếu tố lực lượng lao động để có một số định hướng sau:
Phải nâng cao tinh thần nhân viên, tham gia và cam kết quy chế doanh nghiệp phù hợp
Phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động
Đối với việc cần tìm kiếm giải pháp cho một lực lượng lao động kế thừa Cần có chính sách thu hút và giữ được đa dạng người tài
Như vậy, để phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới, doanh nghiệp thực hiện một giải pháp lâu dài đối với lực lượng lao động phải ổn định và gắn kết bền lâu với là doanh nghiệp, nên tập trung vào bốn định hướng trên.
5.3.2.3 Về chính sách hỗ trợ nhà nước
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy chính sách hỗ trợ nhà nước tác động mạnh thứ ba đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b4 = 22.9%, trung bình đánh giá là 3.203 và độ lệch chuẩn là 0.7427. Yếu tố chính sách hỗ trợ nhà nước chính là mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp thủy sản nó có ý nghĩa quan trong với mức độ tác động mạnh vào phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy chính sách kinh tế tác động rất mạnh đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. Đối với doanh nghiệp dễ bị tổn thương từ chính sách kinh tế của chính phủ, qua đó đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và môi trường bền vững. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chính sách hỗ trợ nhà nước đối với doanh nghiệp được quan
tâm, Chính phủ ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, trong đó trọng tâm là nhóm chính sách tài chính, thời gian qua Bộ Tài chính đã miễn, giảm, gia hạn hàng chục ngàn tỷ đồng tiền thuế, phí cho cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng việc triển khai chính sách vẫn cịn chậm, chưa kịp thời, trong khi thị trường rất cần đến những chính sách tác động để các doanh nghiệp hội sinh trở lại.
Về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại chưa phát huy hết tiềm năng như chưa thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Đồng thơi phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn trong vùng và cả nước; chính quyền địa phương chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản nhằm để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thị trường trọng điểm (triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm). Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và người sản xuất. Bên cạnh, đã có một số chính sách của nhà nước phát huy tác dụng nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định đối với chính sách hỗ trợ nhà nước chưa mang tính kịp thời, chưa ổn định. Chính sách hỗ trợ phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu, trung ương và địa phương trong thời gian tới cần hỗ trợ đối với doanh nghiệp như sau:
Hỗ trợ tiếp cận thị trường (trong nước, ngoài nước) từ địa phương và trung ương
Hỗ trợ chính sách thuế từ địa phương và trung ương
Đối với chính sách tỷ giá cần có chính sách ổn định lâu dài nhằm hạn chế tác động sự thay đổi tỷ giá (USD so với VNĐ) dẫn đến rủi ro đối với hoạt động doanh nghiệp.
Tạo thuận lợi để cho doanh nghiệp có sự tiếp cận thuận lợi từ chính sách xúc tiến đầu tư thủy sản của địa phương và trung ương.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách hỗ trợ nhà nước có tác động mạnh đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Nhằm để
đạt được mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản thì chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Cụ thể đối với chính quyền tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch 10 năm phát triển bền vững doanh nghiệp tỉnh và trung ương cùng chính quyền địa phương thực hiện chính trách hỗ trợ nhà nước như trên.
5.3.2.4 Về người quản lý/Chủ sở hữu
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy người quản lý/Chủ sở hữu tác động mạnh thứ tư đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b7 = 22.2%, trung bình đánh giá là 2.621 và độ lệch chuẩn là 0.6498. Hiên nay người quản lý doanh nghiệp thủy sản đang tập trung xuất khẩu vào các thị trường chính, một trong những thị trường chính của doanh nghiệp thủy sản là EU, Mỹ, Nhật Bản nhưng liên tục bị áp dụng nhiều quy định nhằm hạn chế sản lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Việc này đã làm tăng chi phí kiểm nghiệm và giảm kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản vào thị trường này. Thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu Mỹ tìm nguồn hàng rất mạnh do tình trạng thiếu nguyên liệu từ nhiều nước, nhưng do giá nguyên liệu tăng quá cao doanh nghiệp thủy sản đã không nắm bắt được cơ hội cho nên phần lớn các đơn hàng thị trường này không hiệu quả. Thị trường EU suy thoái kinh tế kéo dài đã làm giảm sức mua của thị trường, nhưng các doanh nghiệp thủy sản vẫn duy trì được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới. Vấn đề thiếu nguyên liệu đặc biệt là tôm sú cũng làm giảm sức cạnh tranh của công ty tại thị trường này. Các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu đã và đang tìm những thị trường thay thế như Hàn Quốc, Hong Kong,… nhưng hiện tại thị phần quá nhỏ, manh mún, chưa tạo được sự bền vững như các thị trường chính nêu trên. Đa dạng hóa mặt hàng, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp thủy sản còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng. Điều này làm mất nhiều cơ hội cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản so với các nhà sản xuất trong nước.
Từ vấn đề khó khăn, người quản lý/Chủ sở hữu của các doanh nghiệp thủy sản đã xây dựng được cơ cấu tổ chức đi vào hoạt động ổn định, phát huy được chức năng, quyền hạn và tính hiệu quả của người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp được đào tạo các khóa học ngắn hạn về chun mơn, quản lý nhằm nâng cao kiến thức,
kinh nghiệm để đáp ứng địi hỏi cơng việc ngày cao hơn. Trước bối cảnh khó khăn lớn và thị trường nhiều biến động, người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp thủy sản đã thể hiện sự nhạy bén, chủ động, linh hoạt trong điều hành, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Các chi phí hoạt động được người quản lý/chủ sở hữu chủ động kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, để giúp người quản lý/chủ sở hữu thực hiện phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề sau:
Nâng cáo mức độ hiểu biết và kinh nghiệm để hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp
Chủ sở hữu/người quản lý cần đặt niềm tin để hướng đến phát triển bền vững Cần quan tâm dành một khoản chi phí thực hiện để hướng đến phát triển bền
vững doanh nghiệp
Cần có khoản chi phí cụ thể để cung cấp các điều kiện làm việc an toàn để hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp.
5.3.2.5 Về xu hướng thị trường
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy xu hướng thị trường tác động mạnh thứ năm đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b2 = 18.7%, trung bình đánh giá là 2.269 và độ lệch chuẩn là 0.7660. Các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu cần nắm vững xu hướng thị trường, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện tiếp tục có đà tăng trưởng mạnh, trong đó mặt hàng tơm là chủ đạo đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đặc biệt là sản phẩm tơm thẻ chân trắng đã có sự phát triển tốt tại nhiều thị trường như thị trường Mỹ, Hàn Quốc. Tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định.
Hiện nay, xu hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện là thị trường EU và thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.