3.3 Xây dựng thang đo
3.3.3 Thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Từ kết quả nghiên cứu định tính (phụ lục 2) yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản được dựa vào các khung lý thuyết Hart (2005) cho rằng để đạt được phát triển bền vững đòi hỏi phải có một số định hướng phân tích kinh tế, ơng tin rằng “đúng cách tập trung” lợi nhuận là động cơ có thể tăng tốc độ chuyển đổi để phát triển bền vững toàn cầu. Nhưng theo Joel Harmon (2009) kiểm định thang đo thông qua yếu tố thực tiễn phát triển bền vững doanh nghiệp được đánh giá bảy biến
quan sát (hỗ trợ quản lý đầu tư, trung tâm chiến lược kinh doanh, các giá trị bền vững lâu dài, hệ thống liên kết, các số liệu, tích hợp đa chức năng, các bên liên qua) với Cronbach’s alpha là 0.95. Khi đến với Fairfield, Harmon & Behson (2011) kiểm định thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp đo lường thông qua ba biến quan sát (hỗ trợ quản lý hàng đầu, trung tâm chiến lược kinh doanh, các giá trị bền vững lâu dài). Với kết quả thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp có độ tin cậy của Cronbach’s alpha là 0,90. Nhưng Salimzadeh, Courvisanos & Nayak (2013) đưa ra mơ hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp và xác định hai biến quan sát (tham gia của cộng đồng khu vực, môi trường tự nhiên) để đo lường phát triển bền vững doanh nghiệp.
Dựa vào thang đo gốc phát triển doanh nghiệp của Harmon (2009), Fairfield, Harmon & Behson (2011) và Salimzadeh, Courvisanos & Nayak (2013) kế thừa và điều chỉnh mới thơng qua kết quả nghiên cứu định tính thang đo cho phù hợp với tình hình nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu (bảng 3.12). Thang đo yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản được đo lường thông qua năm biến quan sát.
Bảng 3.12: Thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
Thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp (thang đo nguyên thủy)
Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh,
kế thừa Biến quan sát bổ sung
- Hỗ trợ quản lý hàng đầu, - Trung tâm chiến lược kinh doanh,
- Các giá trị bền vững lâu dài - Tham gia của cộng đồng khu vực,
- Môi trường tự nhiên
- Sự hài lòng hỗ trợ từ chính quyền địa phương - Nơi sản xuất, kinh doanh phù hợp với vùng nguyên liệu của doanh nghiệp
- Tăng trưởng doanh thu theo mong muốn của doanh nghiệp - Lợi nhuận đạt được như ý muốn của doanh nghiệp
- Thị phần ổn đinh và được mở rộng theo mong muốn của doanh nghiệp
Nguồn: kế thừa từ JHarmon (2009), Fairfield, Harmon & Behson (2011); Salimzadeh, Courvisanos & Nayak (2013) và xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả.
Tóm lại, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản được đo lường bằng các biến quan sát, các ký hiệu và mã hóa các biến đo lượng được mơ hình hóa:
Thang đo các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản (bảng 3.13):
Bảng 3.13: Tổng hợp xây dựng thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản nghiệp thủy sản
Loại Ký hiệu Tên gọi Các biến quan sát
(Ký hiệu)
Các biến độc lập
EF Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Thang đo bậc hai (biến tiềm ẩn) được đo lường thông qua 5 yếu tố.
F1 Khách hàng (Customers) Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu C: từ C1 đến C4
F2 Xu hướng thị trường (Market Trend)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu MT: từ MT1 đến MT4
F3 Thiếu nhu cầu các bên liên quan
(Lack of Stakeholder Demand)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu LSD: từ LSD1 đến LSD4
F4 Chính sách hỗ trợ nhà nước (State policy support)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu SPS: từ SPS1 đến SPS4
F5 An sinh xã hội (Social Security)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu SS: từ SS1 đến SS4
IF Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Thang đo bậc hai (biến tiềm ẩn) được đo lường thông qua 4 yếu tố.
F6 Lực lượng lao động (Workforce Issues)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu WI: từ WI1 đến WI4
F7 Người quản lý/Chủ sở hữu (Managers)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu M: từ M1 đến M4
F8 Trách nhiệm sản phẩm (Product Liability)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu PL: từ PL1 đến PL3
F9 Phịng chống ơ nhiễm mơi trường (Prevention of Environmental Pollution)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu PEP: từ PEP1 đến PEP3
Biến phụ thuộc
Y Yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản (Sustainable Development of Enterprise)
Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu SDE: từ SDE1 đến SDE5
Các hình thức sở hữu doanh nghiệp: thang đo cấp định danh là thang đo hỏi có một lựa chọn.
Hình thức sở hữu doanh nghiệp, ký hiệu là SHDN; + Cơng ty Cổ phần, mã hóa biến quan sát: 1
+ Doanh nghiệp tư nhân, mã hóa biến quan sát: 3