Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu khám phá, điều chỉnh thang đo và bổ sung các thành phần mới về phát triển bền vững doanh nghiệp như yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp; bao gồm 5 yếu tố bên ngoài (Khách hàng, Xu hướng thị trường, Thiếu nhu cầu các bên liên quan, Chính sách hỗ trợ nhà nước, An sinh xã hội) và gồm 4 yếu tố bên trong (Lực lượng lao động, Người quản lý (Chủ sở hữu), Trách nhiệm sản phẩm, Phịng chống ơ nhiễm mơi trường) đồng thời mơ hình lý thuyết được đo lường và kiểm định đạt kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu được dựa vào mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp và đánh giá lý thuyết đã có trên thị trường vận dụng vào nghiên cứu các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, mơ hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản được trình bày ở chương 2, đến chương 3 thiết kế nghiên cứu và kết hợp với chương 4 kết quả nghiên cứu. Mục tiêu chính chương 4 của luận án là tóm tắt lại các kết quả và đưa ra thảo luận chung về kết quả nghiên cứu. Chương 5 kết luận nghiên cứu và hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Tóm tắt các đóng góp về mơ hình lý thuyết và ý nghĩa nghiên cứu sẽ giúp ích cho các nhà xây dựng chính sách, các cơ quan quản lý địa phương, các doanh nghiệp thủy sản, cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về lĩnh vực doanh nghiệp.
5.2 Kết quả và đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu luận án này bao gồm hai thành phần chính, đo lường mơ hình và mơ hình lý thuyết.
5.2.1 Kết quả đo lường mơ hình
Kết quả mơ hình được đo lường cho thấy sau khi đã bổ sung, điều chỉnh và xây dựng các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả mơ hình phân
tích hồi quy bội cho thấy mơ hình phù hợp với thị trường nghiên cứu tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy bội cho thấy phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: F1: Khách hàng, b1 = .148; F2: Xu hướng thị trường, b2 = .187; F3: Thiếu nhu cầu các bên liên quan, b3 = .176; F4: Chính sách hỗ trợ nhà nước, b4 = .229; F5: An sinh xã hội, b5 = .332; F6: Lực lượng lao động, b6 = .302; F7: Người quản lý (Chủ sở hữu), b7 = .222; F8: Trách nhiệm sản phẩm, b8 = .162; F9: Phịng chống ơ nhiễm môi trường, b9 = .136, từ kết quả nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau:
Một là, về mặt phương pháp nghiên cứu luận án này sẽ góp phần vào hệ thống nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bằng cách xây dựng một số biến quan sát mới của thang đo và được kiểm định tại thị trường tỉnh Bạc Liêu. Kết quả này giúp cho một số nhà nghiên cứu có quan tâm đến lĩnh vực doanh nghiệp và ứng dụng cho sự phát triển bền vững doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt là chính quyền tỉnh Bạc Liêu có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh. Hệ thống thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản có thể làm cơ sở hình thành hệ thống thang đo thống nhất tại thị trường Việt Nam về phát triển bền vững doanh nghiệp, điều này có vai trị quan trọng giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước định hướng đúng về phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Từ đó, việc phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản là vấn đề mới cần phải áp dụng trong phạm vi các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau.
Hai là, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng, điều chỉnh, bổ sung các thang đo lường phát triển bền vững doanh nghiệp cho nghiên cứu của mình trong lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Kết quả nghiên cứu luận án này cho thấy có hai khái niệm đa hướng cần đo lường như đồng thời nhóm theo yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, với 9 yếu tố
được đo lường bằng 39 biến quan sát.
Từ kết quả phân tích, với ý nghĩa chính cho thấy nếu đo lường một khái niệm (biến) tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát (biến đo lường) sẽ làm tăng giá trị và độ tin cậy của đo lường chứ không nhất thiết là đo lường một số biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu này. Các biến quan sát này có thể được điều chỉnh và bổ
sung cho phù hợp từng thị trường nghiên cứu, có thể mở rộng hơn là từng lĩnh vực doanh nghiệp khác nhau với lý do mỗi lĩnh vực đều có những thuộc tính và đặc trưng riêng của nó.
Cuối cùng, kết quả của mơ hình đo lường trong nghiên cứu này góp phần kích thích các nhà nghiên cứu khác ở lĩnh vực khoa học phát triển như lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản nói chung và các lĩnh vực doanh nghiệp khác nói riêng, phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản từ các thang đo được kiểm định, đánh giá về giá trị và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường tính phù hợp tại thị trường cần nghiên cứu như tỉnh Bạc Liêu.
5.2.2 Về mơ hình lý thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp mơ hình lý thuyết với thông tin thị trường tại tỉnh Bạc Liêu, cũng như việc chấp nhận các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, và 9 yếu tố đều đạt ý nghĩa thống kê như giả thuyết đề ra trong nghiên cứu này, khi đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho nhiều đối tượng khác nhau. Các doanh nghiệp thủy sản có liên quan đến nghiên cứu là doanh nghiệp được thành lập theo ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh như: Chế biến hàng thuỷ sản; Tôm đông lạnh; Sản xuất chế biến hàng hải sản; Chế biến và bảo quản các mặt hàng thủy sản; Chế biến thủy sản xuất khẩu; Nuôi trồng thuỷ sản nội địa; Bán buôn thủy sản; Khai thác thuỷ sản biển; Sản xuất giống thuỷ sản.
Như lý thuyết đã nêu, một khi doanh nghiệp thực hiện việc phát triển bền vững thì thể hiện khả năng phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tác hại khó khơi phục ở những lĩnh vực khác. Khi doanh nghiệp thủy sản phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển thể hiện sự không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào khái thác triệt để nguồn nguyên liệu đầu vào có thể bị cạn kiệt là một phát triển không bền vững, phát triển chỉ quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp mà khơng quan tâm đến yếu tố bên ngoài như: khách hàng, xu hướng thị trường, thiếu nhu cầu các bên liên quan, chính sách hỗ trợ nhà nước, an sinh xã hội; và yếu tố bên trong doanh nghiệp như: Lực lượng lao động (nhân viên), người quản lý, trách nhiệm sản phẩm, phịng chống ơ nhiễm mơi trường thì phát triển chưa bền vững. Đây sẽ là một lợi thế phát triển tốt và quản lý có hiệu quả
lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản của từng địa phương. Vì vậy, nếu nắm bắt được các yếu tố tạo nên phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới, như sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đến lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản thì dễ dàng hơn việc cải thiện tốt về tình hình phát triển doanh nghiệp trong tương lai ở tỉnh Bạc Liêu, cũng như giúp chính các người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn hơn trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản của mình.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển bền vững, các doanh nghiệp thủy sản đang ngày càng được quan tâm và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tồn tại và phát triển nhanh và mang tính bền vững. Những động thái phát triển doanh nghiệp không chỉ riêng là lợi ích của doanh nghiệp thủy sản mà cịn gắn liền với lợi ít nền kinh tế, môi trường, cộng đồng xã hội mà nơi doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản cũng chính là lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy cần chú trọng đến phát triển bền vững các loại hình doanh nghiệp như loại hình doanh nghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần và các loại hình khác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Cuối cùng, mơ hình lý thuyết về phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về phát triển bền vững doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà xây dựng chính sách, quản lý nhà nước, người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này. Các nghiên cứu khác trong lĩnh vực doanh nghiệp tại thị trường địa phương khác nhau ở Việt Nam cũng có thể tham kham khảo.
5.3 Hàm ý cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.1 Quan điểm về phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản là lĩnh vực sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất – khai thác lợi thế của nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng
lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện thắng lợi Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến thủy sản, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và hậu cần dịch vụ, chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Xác định doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nơng dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong quá trình đổi mới doanh nghiệp thủy sản.
Phát triển doanh nghiệp thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, trách nhiệm sản phẩm, bảo vệ môi trường, đồng thời kết hợp chặt chẽ với chính sách hỗ trợ nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp thủy sản theo hướng bền vững.
5.3.2 Hàm ý cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.2.1 Về công tác an sinh xã hội
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy an sinh xã hội tác động mạnh thứ nhất đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b5 = 33.2 %, trung bình đánh giá là 2.727 và độ lệch chuẩn là 0.6753. An sinh xã hội được đo lường thông qua 4 biến quan sát, nghiên cứu này đã làm sáng tỏ một doanh nghiệp thủy sản thực hiện tốt công tác an sinh xã hội nó sẽ tác động mạnh vào sự phát triển bền vững doanh nghiệp trong tương lai. Chính sách an sinh xã hội nhằm chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng, hướng tới công bằng xã hội. Vì vậy, hiệu quả của chính sách an sinh xã hội đang trở thành một thước đo của sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nước ta cũng đã hình thành hệ thống an sinh xã hội, bao gồm các chương trình mục tiêu (chương trình việc làm, xố đói giảm
nghèo, hỗ trợ các nơi đặc biệt khó khăn, phịng chống tệ nạn xã hội, nước sạch nơng thơn) và các quỹ (tình thương, việc làm, xố đói giảm nghèo,...). Đồng thời, thể chế hố vấn đề an sinh xã hội như ra đời bộ Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật bình đẳng giới, Pháp lệnh về ưu đãi người có cơng, về người cao tuổi, về người tàn tật. Hệ thống an sinh xã hội đã góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có vị trí đặc biệt quan trọng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm của tỉnh (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp thủy sản đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, doanh nghiệp thủy sản cần quan tâm hơn nữa góp phần vào cơng tác an sinh xã hội nơi doanh nghiệp đang hoạt động nhằm chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng như: Tạo việc làm, xố đói, giảm nghèo,... Ngồi hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp cịn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lịng của người lao động, thu hút lao động có chun mơn cao. Do đó, bản thân doanh nghiệp cần coi việc thực hiện an sinh xã hội chính là địn bẩy, động lực cho sự phát triển của mình. Thực hiện đóng góp vào quỹ an sinh xã hội khơng chỉ là nghĩa vụ mà cịn là quyền lợi để đảm bảo cho chính doanh nghiệp phát triển, thực hiện an sinh xã hội là cách thức hiện thực hoá định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu như tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội, đối với doanh nghiệp thủy sản thực hiện an sinh xã hội là một cách thức để giữ vững vai trị chủ đạo của mình đối với xuất khẩu của tỉnh.
Mục đích của cơng tác an sinh xã hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về việc thực hiện các trách nhiệm an sinh xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội sẽ tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với doanh nghiệp, sự nhận biết nhiều hơn từ các nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương thiệu đã tham gia đóng góp tốt quỹ an sinh xã hội tại địa phương; tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh thủy sản Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp thủy sản thông qua công
tác an sinh xa hội cũng sẽ quảng bá, tuyên truyền các điển hình doanh nghiệp tiên tiến trong việc tổ chức các chương trình an sinh xã hội hiệu quả và sáng tạo, có lợi ích thiết thực đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó, đối với doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới thực hiện tốt cơng tác đóng góp quỹ an sinh xã trong cộng đồng như sau:
Tham gia trao học bổng sinh viên nghèo hiếu học;
Tham gia đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương;
Tham gia đóng góp chương trình gây quỹ từ thiện (mổ tim bẩn sinh trẻ em, bệnh HIV, bệnh hiểm nghèo);