khu vực Australia
Trước hết, tìm hiểu một số mơ hình lý thuyết được nghiên cứu trong năm 2013, các cơng trình nghiên cứu được xem là điển hình nhất và được mở rộng hơn ở lĩnh vực nghiên cứu về phát triển bền vững doanh nghiệp như: Acharya & Das (2013) công bố “Chỉ số Dow Jones bền vững thế giới (DJSI)” theo chỉ số DJSI sử dụng một cách tiếp cận tốt nhất để lựa chọn các nhà lãnh đạo từ trên tất cả các ngành công nghiệp dựa trên tiêu chuẩn bền vững để đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua 6 yếu tố: 1. Kinh tế (tình hình kinh tế, hiện diện thị trường, tác động kinh tế); 2. Môi trường (tài liệu; năng lượng; nước; đa dạng sinh học; thải, nước thải và phế thải; sản phẩm & dịch vụ; tuân thủ luật); 3. Xã hội (việc làm; những quan hệ lao động/quản lý; sức khỏe & an toàn; đào tạo và giáo dục); 4. Nhân quyền (đầu tư và mua sắm thực hành; không phân biệt; tự do hội và thương lượng tập; lao động trẻ em; cưỡng bức và bắt buộc lao động); 5. Sự giao thiệp (cộng đồng; tham nhũng; chính sách cơng; tn thủ); 6. Trách nhiệm sản phẩm (sức khỏe khách hàng và an toàn; sản phẩm và dịch vụ dán nhãn; truyền thông tiếp thị; tuân thủ). Theo Zollo (2013) thì lại nghiên cứu ở một khía cạnh khác và đề xuất mơ hình lý thuyết như: “Sau cái gì và tại sao: Sự hiểu biết tiến triển tổ chức đối với mơ hình phát triển bền vững doanh nghiệp”, kết quả sự hiểu biết của các tổ chức doanh nghiệp, từ cách chuyển đổi sang doanh nghiệp bền vững hơn mơ hình địi hỏi việc xác định các sáng kiến mà qua đó sự thay đổi xảy ra nhằm đạt được nguyện vọng thực hiện ở cấp độ kinh tế, xã hội và môi trường. Sáng kiến thay đổi là lần đầu tiên
phân tích về một số thuộc tính lý thuyết quan trọng. Như mức độ sâu mà các nỗ lực thay đổi nhằm mục đích để đạt được các yếu tố tinh tế nhất và cơ bản của doanh nghiệp, chẳng hạn như mục đích chia sẻ, chứ khơng phải là hạn chế tham vọng của mình đến các yếu tố sắp xếp cấu trúc (như việc tạo ra một bộ phận phát triển bền vững) hoặc hiện vật mang tính biểu tượng (như báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp). Riêng cơng trình nghiên cứu của Salimzadeh, Courvisanos and Nayak (2013) đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu “Phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia: Một khung phân tích”, kết quả nhóm hai yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ giữa phát triển bền vững doanh nghiệp và những yếu tố này thách thức phải đối mặt trong việc ứng dụng các nguyên tắc phát triển bền vững. Các sức mạnh và tầm quan trọng của các mối quan hệ tiềm năng cũng sẽ được điều tra thực tế từ doanh nghiệp. Hơn nữa, dựa trên mơ hình lý thuyết, các doanh nghiệp sẽ được xếp hạng theo cam kết của doanh nghiệp với phát triển bền vững cũng như tương đồng và khác biệt của doanh nghiệp về tính bền vững.
Mơ hình lý thuyết phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia của Salimzadeh, Courvisanos and Nayak (2013) được xem là mơ hình thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp hoàn chỉnh hơn và phù hợp tình hình phát triển doanh nghiệp như ở Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm trên 97%, đồng thời cũng phù hợp hơn so với mơ hình lý thuyết của Law (2010) và Fairfield, Harmon & Behson (2011). Cách tiếp cận mơ hình này cũng được xem là mơ hình nền tảng của nghiên cứu trong luận án, nhưng nghiên cứu sinh có kế thừa các yếu tố, điều chỉnh và bổ sung mới từ mơ hình lý thuyết của Salimzadeh, Courvisanos and Nayak (2013).
Nhìn chung, ba mơ hình lý thuyết và kết quả kiểm định mơ hình ở trên liên quan đến phát triển bền vững doanh nghiệp, nghiên cứu sinh kế thừa và khám phá, rút ra từ nghiên cứu định tính với một số nhận xét những vấn đề có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ đến phát triển bền vững doanh nghiệp để làm nền tảng cho nghiên cứu tiếp theo của mình.
Yếu tố bên trong (nội bộ)
- Sự công bố của báo cáo - Các biện pháp đánh giá tích hợp - Đào tạo về môi trường
- Hiệu quả dử đụng tài nguyên
- Quản lý nguồn nhân lực - Trao quyền nhân viên
- Làm việc theo nhóm và hệ thống khen thưởng
- Nhân viên tín ngưỡng
- Mức độ hiểu biết và kinh nghiệm - Cung cấp các điều kiện an tồn - Chi phí thực hiện
- Chủ sở hữu/người quản lý niềm tin - Động lực
- Cơng cụ đánh giá - Tiêu chuẩn - Quy trình
- Áp lực khách hàng - Xây dựng thương hiệu - Giá trị thương hiệu
- Tham gia của các bên liên quan
Yếu tố bên ngoài
Hiệu suất Nhân viên Chủ sở hữu/người
quản lý
Chính phủ Khách hàng Các bên liên quan
Phát triển bền vững trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Úc
Mơ hình 2.3: Khung lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa của Úc
Nguồn: Trích từ Salimzadeh, Courvisanos and Nayak, 2013
Do đó, xét về tính đặc thù ở các thị trường có nền kinh tế mới chuyển đổi như Việt Nam; nền kinh tế thị trường có cấu trúc đa sở hữu. Các chủ thể sở hữu và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường là độc lập và bình đẳng với nhau trước pháp luật, cả trong hoạt động kinh doanh. Nhưng mỗi hình thức sở hữu và mỗi chủ thể sở hữu lại có vai trị, vị thế và chức năng đặc thù trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Khi vận dụng mơ hình nghiên cứu có sẵn cần phải chọn lộc những kết quả nào phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Cụ thể áp dụng vào nghiên cứu các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp ở một địa phương, sau đó sàn lộc lại các yếu tố để làm nền tảng cho nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt nghiên
cứu sinh tiến hành nghiên cứu phạm vi thu hẹp lại đối với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu.
Như vậy, qua một số gợi ý và những vấn đề còn hạn chế trong nghiên cứu cần được mở rộng phạm vi mơ hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp nhằm để tổng quát lý thuyết hơn, cùng với các đề tài đã nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan đến lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp. Bảng 2.3 Tóm tắt tiếp cận các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp.
Một số chủ đề gợi ý thực hiện nghiên cứu tiếp theo: Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản và một tầm nhìn chung của mơ hình phát triển bền vững doanh nghiệp. Việc vận dụng của cả hai yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp tác động đến việc thực hiện phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu cịn liên quan đến khuyến khích các hoạt động thân thiện với mơi trường.
Bảng 2.3: Tóm tắt tiếp cận các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp Tả giả Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Yếu tố 5 Yếu tố 6 Yếu tố 7 Yếu tố 8 Yếu tố 9 Robert, Hart (1995)
Jun Ma (2012), Kris Law (2010)
Kent, Joel, Scott (2011)
Joel Harmon (2009)
Lou, Helmut (2013)
Parisa, Jerry and Raveendranath (2013)
Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của tác giả
Ghi chú các yếu tố: yếu tố 1 (Khách hàng), yếu tố 2 (Xu hướng thị trường), yếu tố 3 (Thiếu nhu cầu các bên liên quan), yếu tố 4 (Chính sách hỗ trợ nhà nước), yếu tố 5 (An sinh xã hội), yếu tố 6 (Lực lượng lao động/nhiên viên), yếu tố 7 (Người quản lý/Chủ sở hữu), yếu tố 8 (Trách nhiệm sản phẩm), yếu tố 9 (Phịng chống ơ nhiễm môi trường).