5.3 Hàm ý cho việc phát phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.2.4 Về người quản lý/Chủ sở hữu
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy người quản lý/Chủ sở hữu tác động mạnh thứ tư đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b7 = 22.2%, trung bình đánh giá là 2.621 và độ lệch chuẩn là 0.6498. Hiên nay người quản lý doanh nghiệp thủy sản đang tập trung xuất khẩu vào các thị trường chính, một trong những thị trường chính của doanh nghiệp thủy sản là EU, Mỹ, Nhật Bản nhưng liên tục bị áp dụng nhiều quy định nhằm hạn chế sản lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Việc này đã làm tăng chi phí kiểm nghiệm và giảm kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản vào thị trường này. Thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu Mỹ tìm nguồn hàng rất mạnh do tình trạng thiếu nguyên liệu từ nhiều nước, nhưng do giá nguyên liệu tăng quá cao doanh nghiệp thủy sản đã không nắm bắt được cơ hội cho nên phần lớn các đơn hàng thị trường này khơng hiệu quả. Thị trường EU suy thối kinh tế kéo dài đã làm giảm sức mua của thị trường, nhưng các doanh nghiệp thủy sản vẫn duy trì được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới. Vấn đề thiếu nguyên liệu đặc biệt là tôm sú cũng làm giảm sức cạnh tranh của công ty tại thị trường này. Các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu đã và đang tìm những thị trường thay thế như Hàn Quốc, Hong Kong,… nhưng hiện tại thị phần quá nhỏ, manh mún, chưa tạo được sự bền vững như các thị trường chính nêu trên. Đa dạng hóa mặt hàng, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp thủy sản còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng. Điều này làm mất nhiều cơ hội cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản so với các nhà sản xuất trong nước.
Từ vấn đề khó khăn, người quản lý/Chủ sở hữu của các doanh nghiệp thủy sản đã xây dựng được cơ cấu tổ chức đi vào hoạt động ổn định, phát huy được chức năng, quyền hạn và tính hiệu quả của người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp được đào tạo các khóa học ngắn hạn về chun mơn, quản lý nhằm nâng cao kiến thức,
kinh nghiệm để đáp ứng địi hỏi cơng việc ngày cao hơn. Trước bối cảnh khó khăn lớn và thị trường nhiều biến động, người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp thủy sản đã thể hiện sự nhạy bén, chủ động, linh hoạt trong điều hành, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Các chi phí hoạt động được người quản lý/chủ sở hữu chủ động kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, để giúp người quản lý/chủ sở hữu thực hiện phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề sau:
Nâng cáo mức độ hiểu biết và kinh nghiệm để hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp
Chủ sở hữu/người quản lý cần đặt niềm tin để hướng đến phát triển bền vững Cần quan tâm dành một khoản chi phí thực hiện để hướng đến phát triển bền
vững doanh nghiệp
Cần có khoản chi phí cụ thể để cung cấp các điều kiện làm việc an toàn để hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp.