- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức
4.2.2.1. Liên quan thiếu máu và hình thái hồng cầu với thể lao phổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, gặp chủ yếu là 2 thể: lao phổi mới có 111 bệnh nhân (70,25%); lao phổi đã điều trị có 47 bệnh nhân (29,75%) (Biểu đồ 3.4).
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân lao phổi đã điều trị cao hơn ở bệnh nhân lao phổi mới. Tỷ lệ thiếu máu nhẹ và vừa ở bệnh nhân lao phổi mới cao hơn bệnh nhân lao phổi đã điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 3.18, Biểu đồ 3.11).
Bệnh nhân lao phổi đã điều trị có hồng cầu hình chuỗi tiền và hồng cầu hình bia cao hơn bệnh nhân lao phổi mới. Khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 (Biểu đồ 3.12).
Bất cứ người nào cũng có thể mắc bệnh lao nhưng những người có nguy cơ đặc biệt để dễ phát triển bệnh lao là những người đã tiếp xúc với vi khuẩn lao và những người ít có khả năng chống lại nhiễm trùng tiềm ẩn, bao gồm: tiếp xúc gần gũi với người mắc lao phổi; những người sống hoặc đi du lịch hoặc tiếp khách từ những nơi mà bệnh lao vẫn còn rất phổ biến; những người sống trong các cộng đồng dân tộc thiểu số có nguồn lây nhiễm lao cao; những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV hoặc các vấn đề y tế khác; trẻ em và người cao tuổi, do hệ thống miễn dịch giảm; những người có tiền sử yếu về sức khoẻ và nghèo dinh dưỡng lâu năm do các vấn đề về lối sống như vô gia cư, nghiện ma tuý hoặc nghiện rượu.
Bệnh nhân lao phổi mới thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch như người nhiều tuổi, phụ nữ có thai, trẻ suy dinh dưỡng và đặc biệt là những người có HIV(+) tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn lao từ giọt bắn của
người mắc bệnh lao phổi khi ho, hắt hơi; khi phát hiện bệnh và điều trị thường có giai đoạn ủ bệnh ngắn hơn những người bệnh nhân lao phổi đã điều trị.
Sau khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể 10-15 ngày, yếu tố bảo vệ tế bào mới phát triển, đại thực bào phế nang đến nuốt vi khuẩn lao rồi di chuyển vào hạch bạch huyết rốn phổi, trung thất cùng bên, nhưng đại thực bào không thể diệt vi khuẩn lao được ngay, trong một thời gian ngắn đại thực bào biến đổi chức năng và hình thể trở thành các tế bào dạng biểu mô quy tụ lại trong u hạt. Trong giai đoạn này, cơ thể phản ứng với vi khuẩn bằng phản ứng viêm toàn thân, sản xuất các cytokine viêm (IFN-α, TNF, IL-6…) làm ức chế tủy xương tổng hợp hemoglobin, lâu dần thành mạn tính và gây thiếu máu [82].
Ngoài ra, do khi bị lao phổi, người bệnh thường có biểu hiện lâm sàng chán ăn, rối loạn tiêu hóa; các triệu chứng này có ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gây sụt cân, thiếu máu.
Ở bệnh nhân lao phổi đã điều trị, bệnh nhân đã được dùng thuốc lao nhưng không đầy đủ, vi khuẩn hoạt động mạnh hơn kèm theo tác dụng phụ của thuốc chống lao gây tan máu nhẹ, ức chế tủy xương phát triển dịng hồng cầu và có thể làm cho q trình tổng hợp hemoglobin kém dẫn đến thiếu máu.
4.2.2.2. Liên quan thay đổi bạch cầu với thể lao phổi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân lao phổi mới có tỷ lệ giảm bạch cầu lympho cao hơn bệnh nhân lao phổi đã điều trị. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 3.19; Biểu đồ 3.13).
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, các đại thực bào phế nang là những tế bào quan trọng, chống lại mầm bệnh. Việc hóa hướng động các tế bào miễn dịch phụ trợ để đáp ứng đáp ứng viêm tại chỗ và trình bày các kháng nguyên đối với tế bào T để cơ thể đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thu được qua các tế bào T-CD4, chủ yếu đáp ứng các cytokine bảo vệ Th1 và thông qua các tế bào T-CD8 gây độc tế bào [47]. Nhiễm trùng mạn tính kích thích bạch
cầu lympho T và đại thực bào sản xuất cytokine IL-6 có tác dụng kích thích tủy xương tăng sinh dòng bạch cầu hạt dẫn đến tăng bạch cầu trung tính, đây là các tiểu thực bào có khả năng thực bào trực tiếp vi khuẩn lao, thối hóa trong u hạt và tạo thành các nốt vơi hóa [88].