- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm về tuổi và giớ
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân lao phổi là 47,8 tuổi và nam nhiều hơn nữ (nam/nữ 4,85/1). Bảng dưới đây giúp so sánh tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác.
Bảng 4.1. Độ tuổi và tỷ lệ nam/nữ trong một số nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu Số bệnh nhân Tỷ lệ nam/nữ
Yaranal P.J. [5] 100 71/29 Bashir B.A. [71] 100 76/24 Hà Thị Tuyết Trinh [78] 138 111/27 Chu Thị Minh [79] 92 76/16 Trần Đình Quang [80] 30 26/4 Banerjee M. [83] 227 179/48 Bala J. [84] 80 60/20 Võ Trọng Thành 158 131/27
Các nghiên cứu trên đều cho thấy rằng hầu hết tỷ lệ mắc lao ở nam giới cao hơn ở nữ. Có thể do ở nam giới có lưu hành độ nhiễm vi khuẩn lao và nguy cơ vi khuẩn lao tái hoạt động nội sinh ở nam giới cao hơn nữ [78].
4.1.2. Đặc điểm về nơi ở
Vì địa điểm nghiên cứu là Bệnh viện Phổi Trung ương, là bệnh viện đầu ngành về điều trị lao phổi nên tỷ lệ bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên điều trị tại đây cao hơn so với tại các bệnh viện thuộc thành phố Hà Nội. (Biểu đồ 3.2).
Tóm lại, đa số bệnh nhân lao phổi vào điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Trung ương là từ tuyến dưới chuyển lên do vượt quá khả năng điều trị.
4.1.3. Đặc điểm về xét nghiệm đờm tìm AFB bằng phương pháp soi trực tiếp tiếp
Kết quả xét nghiệm đờm bằng phương pháp soi trực tiếp của bệnh nhân nghiên cứu cho thấy trong số 158 bệnh nhân nghiên cứu, có 72 bệnh nhân (45,57%) tìm thấy AFB(+) trong đờm và 86 bệnh nhân (54,43%) AFB(-) (Biểu đồ 3.3).
Nghiên cứu chúng tôi tương tự của Hà Thị Tuyết Trinh năm 2004 trên 138 bệnh nhân lao phổi thấy rằng tỷ lệ AFB(+) trong đờm là 59 bệnh nhân (42,75%) và 79 bệnh nhân (57,25%) AFB(-) [78].
Điều này có thể giải thích bằng việc một số bệnh nhân đã được dùng thuốc chống lao, nên sau khi có tác dụng của thuốc lao thì hình thể và sự phát triển của vi khuẩn sẽ thay đổi, kích thước của chúng sẽ nhỏ hơn khoảng 20 lần so với vi khuẩn lao bình thường. Mặt khác, trong 1 ml đờm phải có 5000 vi khuẩn thì khả năng tìm thấy vi khuẩn mới cho kết quả dương tính. Cũng có thể do bệnh nhân lao phổi lúc lấy đờm ho có lẫn máu nên khả năng tìm thấy vi khuẩn lao có khó khăn hơn.