Đặc điểm các chỉ số tế bào tủy xương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 92 - 94)

- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức

4.2.1.4.Đặc điểm các chỉ số tế bào tủy xương

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ % các thành phần ít thay đổi, chủ yếu có tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho. Tỷ lệ % tế bào đầu dịng hồng cầu có tuổi ngun tiền hồng cầu (0,37 ± 0,77%) và nguyên hồng cầu ưa acide giảm (6,11 ± 3,97%). Tỷ lệ phát triển giữa dòng bạch cầu hạt (M=myeloid) và hồng cầu có nhân trong tủy xương tăng (4,26:1) (E=erythroid). Bảng 3.9 và biểu đồ 3.10 cho thấy có 47 bệnh nhân (29,74%) tăng số lượng tế bào tủy xương và 23 bệnh nhân (14,56%) giảm số lượng tế bào tủy xương. Mức trung bình của các bệnh nhân có tăng số lượng tế bào tủy là 173,34 ± 52,78 x 109/l, cao nhất là 300,04 x 109/l và thấp nhất là 104,79 x 109/l.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp lao toàn thể hoặc lao kê có thể có thiếu máu nặng do ức chế tủy xương, tạo u hạt dạng lao trong tủy xương hoặc gây xơ hóa tủy xương và hậu quả là giảm 3 dòng ngoại vi. Puri và cộng sự nghiên cứu tại Ấn Độ thấy rằng giảm 3 dịng ngoại vi có kết hợp với bệnh lao. Chủ yếu ở những bệnh nhân bị bệnh lao kê và gợi ý về khả năng xuất hiện u hạt trong tủy xương, cường lách, rối loạn tăng sinh của hệ thống liên võng nội mô [34].

Cũng trong một nghiên cứu ở Ấn Độ năm 2012, Hungund thấy rằng mật độ tế bào tủy tăng gặp trên 46% trường hợp, 24% trường hợp thấy có phản ứng tăng sinh dịng hồng cầu và bạch cầu hạt trong tủy xương và mẫu tiểu cầu tăng sinh trong 8% trường hợp lao phổi. Ngoài ra, tới 46% trường hợp có tăng sinh phản ứng dòng plasma (tương bào). Tổn thương u hạt (granuloma) được phát hiện trên 5% trường hợp khi sinh thiết tủy, trong đó 1 trường hợp cho thấy AFB dương tính khi nhuộm Zeihl-Neelsen [81].

Jean-Francois và cộng sự trong một nghiên cứu tại Pháp thấy rằng có sự tương tác giữa bệnh lao và hiện tượng xơ tủy, bởi vì xơ tủy khơng được quan sát thấy trong lần sinh thiết tủy xương đầu tiên (được thực hiện trước khi bệnh lao hoạt động) và nó biến mất hồn tồn sau khi điều trị kháng lao [110].

Xét nghiệm tủy xương trong 25 trường hợp trong nghiên cứu của Chakrabarti tại Thái Lan cho thấy: tế bào tủy giảm ở 14 trường hợp, giảm sinh dòng hồng cầu trong 18 trường hợp; tăng sinh dòng bạch cầu hạt từ nhẹ đến trung bình trong 14 trường hợp; tăng sinh dòng plasma trong 18 trường hợp và tăng tế bào liên võng nội mô và tăng sắt trong 16 trường hợp. Khơng có u hạt điển hình của bệnh lao và ni cấy chỉ có 3 trường hợp dương tính. Tác giả cũng ghi nhận tình trạng viêm mãn tính làm giảm sinh dịng hồng cầu, dòng bạch cầu hạt (giảm bạch cầu) và giảm sinh dòng mẫu tiểu cầu (giảm tiểu cầu) và giảm 3 dòng ngoại vi [87].

Cơ chế gây bệnh liên quan đến xơ hóa tủy xương và bệnh lao vẫn cịn chưa rõ ràng, nhưng yếu tố tăng trưởng chuyển đổi (Transforming growth factor: TGF-β) có thể tham gia vào quá trình sinh bệnh. Vì nồng độ TGF-β được tăng lên trong tủy xương và máu ngoại vi của bệnh nhân bị xơ tủy xương, nó dường như là một trung gian gây các dạng xơ hóa mơ khác nhau và được coi là một tác nhân tiềm năng trong xơ hóa tủy xương [106].

Bệnh lao tồn thể là một bệnh cảnh nặng nề có liên quan đến sự thực bào tế bào của tất cả các dịng tế bào và sự hình thành u hạt trong 60-70% các trường hợp. Các bệnh nhân lao tồn thể với u hạt ở tủy xương có một số khác biệt đáng kể so với bệnh nhân khơng có u hạt. Những bệnh nhân này cho thấy thiếu máu trầm trọng, giảm BCĐTT, giảm bạch cầu lympho và tủy xương tăng thực bào tế bào máu trong tủy xương là cơ sở để nghĩ tới lao tủy xương [111].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 92 - 94)