Thay đổi các chỉ số tế bào tủy xương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 116 - 117)

- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức

4.3.1.2. Thay đổi các chỉ số tế bào tủy xương

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.28 và biểu đồ 3.25 cho thấy các chỉ số tế bào tủy xương có xu hướng tăng lên sau điều trị. Tuy nhiên sự thay đổi này khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Mặt khác, dịng tế bào lympho có xu hướng hồi phục rõ rệt, cụ thể là tế bào dòng lympho sau điều trị chiếm 16,64% tăng hơn so với trước điều trị là 14,03% (p<0,05). Tế bào các tuổi trung gian dịng hồng cầu là 19,3% trong đó các tuổi đầu dịng như tiền ngun hồng cầu, nguyên hồng cầu ưa base và nguyên hồng cầu đa sắc đều tăng so với trước điều trị.

Về hình thái tế bào, xu hướng bình thường hóa cũng biểu hiện tương đối rõ. Trước điều trị, thường quan sát thấy tình trạng dịng hồng cầu phát triển tập trung ở tuổi ngun hồng cầu đầu dịng, q trình biệt hóa có sự biểu hiện của tình trạng khơng đồng bộ nhân và ngun sinh chất của các nguyên hồng cầu). Sau khi điều trị thì q trình biệt hóa và phát triển dịng hồng cầu trở về bình thường. Đối với dịng bạch cầu hạt, trước điều trị gặp một tỷ lệ tế bào có bất thường hình thái với đặc điểm nhân thơ, méo mó, bào tương hẹp ưa kiềm mạnh. Trước điều trị, có khá nhiều bất thường hình thái bạch cầu đoạn trung tính như tăng chia đoạn (có khi trên 5 đoạn), trong nguyên sinh chất chứa ít hạt đặc hiệu hoặc mất hạt. Sau điều trị, bạch cầu trung tính trở về bình thường (chia từ 2-5 đoạn, nguyên sinh chất chứa hạt đặc hiệu màu tím nhạt).Trước điều trị dịng mẫu tiểu cầu sự biệt hóa khơng tương thích, dẫn đến nhiều mẫu tiểu cầu nhưng sinh tiểu cầu không hiệu quả. Sau điều trị, các mẫu tiểu cầu có sự đồng bộ, tương thích trong q trình sinh tiểu cầu.

Như vậy, sau điều trị thuốc chống lao, các chỉ số tế bào máu ngoại vi và tủy xương có xu hướng phục hồi trở về bình thường. Điều này cũng phù hợp với các cơ chế sinh lý bệnh về biến chứng liên quan đến máu và hệ tạo máu trong lao phổi, theo đó phản ứng viêm hệ thống được điều trị và giảm triệt để

sẽ dẫn đến hạn chế tiết cytokine và điều hòa các cơ chế sinh hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu thơng qua trung gian các yếu tố kích thích sinh máu. Nhờ vậy, hiệu ứng cytokine làm hoạt hóa bạch cầu mono, ức chế sinh hồng cầu, phong tỏa vận chuyển sắt từ hệ liên vịng nội mơ vào nhân tế bào hồng cầu đang phát triển được điều chỉnh theo hướng bình thường hóa trở lại [1,8- 9],[81]. Ngồi ra, việc bình thường hóa chuyển hóa sắt và phục hồi cân bằng sắt nội môi cũng giúp bình thường hóa sinh hồng cầu trong tủy xương, dẫn tới tình trạng thiếu máu do viêm, vốn rất thường gặp trong lao giảm dần.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa xác định được các biến chứng huyết học đơn thuần do thuốc chống lao gây ra. Mặc dù trên lý thuyết, các thuốc chống lao cũng tiềm ẩn nguy cơ gây một số bất thường về sinh máu và giảm tế bào máu. Chẳng hạn isoniazide có thể gây suy tủy xương thứ phát trên bệnh nhân lao được điều trị bằng các phác đồ có thuốc này. Nhiều nghiên cứu cho thấy rifampicin dùng liều cao ngắt quãng tiềm ẩn nguy cơ gây giảm tiểu cầu, với hậu quả là biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng, chủ yếu là xuất huyết dưới da, nhưng cũng có thể gặp tình trạng xuất huyết nặng hơn như chảy máu não gây tử vong. Ngoài ra điều trị rifampicin cũng có thể gây một số tác dụng phụ huyết học khác như tan máu miễn dịch và tan máu trong lòng mạch do thuốc. Streptomycin được biết là có thể gây suy tủy xương liên quan đến cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào với sự kích hoạt quá mức tế bào lympho T [35],[145].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 116 - 117)