- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức
4.3.3. Thay đổi về các chỉ số đông máu
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số đông máu huyết tương như PT%, rAPTT, rTT không thay đổi đáng kể sau khi điều trị thuốc chống lao. Tuy nhiên, 2 chỉ số đông máu liên quan mật thiết đến phản ứng viêm mãn tính đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng bình thường hóa trở lại, cụ thể là nồng độ fibrinogen đã giảm từ 3,76 g/l xuống còn 4,37 g/l; nồng độ D-Dimer giảm từ 2848,44 ng/ml xuống còn 1239,70 ng/ml với p<0,05 (Bảng 3.30, Biểu đồ 3.27 và Biểu đồ 3.28).
Nghiên cứu của Kouismi và cộng sự năm 2013 tại Ma Rốc thấy rằng tất cả bệnh nhân được điều trị isoniazid, rifampicin, pyrazinamide và ethambutol có tình trạng viêm tĩnh mạch xảy ra trong vịng 17 ngày sau khi chẩn đốn
bệnh lao, được xác định bằng nồng độ D-Dimer huyết tương cao và siêu âm doppler tĩnh mạch, trong số đó có 5 trường hợp phối hợp với thuyên tắc phổi; có kháng thể kháng phospholipid ở 1 bệnh nhân; protein S và C giảm ở 2 bệnh nhân [12].
Kutiyal và cộng sự nghiên cứu trên 39 bệnh nhân lao phổi tại Ấn Độ thấy rằng nồng độ trung bình của fibrinogen giảm xuống có ý nghĩa sau điều trị thuốc chống lao [62].
Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ chế bệnh sinh của các bệnh viêm mãn tính. Theo đó phản ứng tăng D-Dimer và fibrinogen là khá thường gặp và được điều chỉnh sau khi tình trạng viêm được cải thiện cơ bản.
Nồng độ fibrinogen của bệnh nhân lao trong nghiên cứu cao hơn đáng kể so với người lớn bình thường, có thể là do viêm gây ra nhiễm trùng đáp ứng trong lao dẫn đến tổng hợp số lượng lớn của interferon- và các cytokine gây viêm khác. Những cytokine này là trung gian cho các phản ứng viêm giai đoạn cấp tính trong đó tế bào gan sản xuất protein pha cấp bao gồm cả fibrinogen [53].
Fibrinogen là một protein phản ứng giai đoạn cấp tính tăng rất nhiều trong điều kiện viêm và thối hóa như lao phổi. Có tác giả đã chứng minh rằng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn đáng kể (gấp bốn lần) ở những bệnh nhân có mức độ fibrinogen trên 5 g/l [113].
Nồng độ fibrinogen giảm đáng kể sau điều trị tấn cơng có thể do hiệu quả của thuốc chống lao trong việc loại bỏ vi khuẩn lao, do đó đáp ứng giai đoạn cấp tính bị ức chế và fibrinogen là một protein pha cấp khơng cịn được sản xuất với số lượng lớn bởi gan, dẫn đến giảm nồng độ fibrinogen [86].