Đặc điểm các chỉ số bạch cầu:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 88 - 91)

- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức

4.2.1.2.Đặc điểm các chỉ số bạch cầu:

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy giá trị trung bình của bạch cầu đoạn trung tính (BCĐTT) và bạch cầu mono (BCMN) tăng. Biểu đồ 3.7 cho thấy số lượng bạch cầu (SLBC) tăng (>11,0 x 109/l) chiếm tỷ lệ 37,34%, SLBC giảm (<4,0 x 109/l) chiếm tỷ lệ 9,49%. Kết quả ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.8 cho thấy BCMN tăng có 121 (76,58%); BCĐTT tăng có 60 (37,97%), bạch cầu

lympho giảm có 31 (19,62%) và bạch cầu đoạn ưa acid tăng có 17 (10,76%) bệnh nhân.

Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy các bất thường về số lượng và thành phần bạch cầu trong lao phổi rất đa dạng, từ giảm cho tới tăng bạch cầu, bao gồm BCĐTT, BCMN và BC lympho. Một nghiên cứu khác cho thấy 72,4% bệnh nhân lao phổi có tăng BCĐTT, cịn tỷ lệ bệnh nhân giảm BC lympho lên đến 68,8%. Như vậy, tăng BCĐTT và giảm BC lympho được ghi nhận là khá thường gặp ở bệnh nhân lao [35].

Lowe và cộng sự năm 2013 thấy rằng tăng bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi trên 7,5 G/l thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh lao hơn so với những người khỏe mạnh [103]. Còn trong nghiên cứu năm 2014 thực hiện tại Bangalore, các tác giả Kamate, Ramesh và Bhaktavatchalam cũng cho kết quả tương đồng, phần lớn bệnh nhân có SLBC trên 11,0 x 109/l (chiếm 92%), 49% số bệnh nhân bị giảm BC lympho, 35% tăng BCĐTT, 38% tăng BCMN [19].

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về các chỉ số bạch cầu cũng tương tự với các kết quả của các tác giả trên, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân có bạch cầu đoạn trung tính giảm và bạch cầu lympho giảm của các tác giả này có xu hướng cao hơn nghiên cứu của chúng tơi.

Trong lao phổi, số lượng bạch cầu có thể tăng cao trên 25 x 109/l, đôi khi xuất hiện các bạch cầu non dòng hạt còn được gọi là phản ứng dạng bệnh bạch cầu, gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Có những trường hợp cơ thể phản ứng quá mức dạng tăng sinh tế bào dòng hạt trong tủy xương, trường hợp này cần phân biệt với lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt, tuy nhiên chỉ có một vài lứa tuổi chưa trưởng thành của dòng bạch cầu hạt ra máu ngoại vi và thường gặp trong lao toàn thể [8].

Có nhiều cơ chế bệnh sinh nhằm giải thích sự biến đổi của bạch cầu trong bệnh lao được đưa ra và kiểm chứng trong các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng. Bạch cầu đoạn trung tính có vai trị quan trọng trong việc chống lại những tác nhân gây hại với cơ thể như vi khuẩn lao. Chúng được gọi là các “tiểu thực bào” ăn các di vật nhỏ như vi khuẩn, và là tế bào xuất hiện và phát huy tác dụng ngay trong giai đoạn đầu tiên của bệnh nhiễm khuẩn [42],[104]. González-Cano nghiên cứu thực nghiệm trên chuột thấy rằng trong giai đoạn viêm cấp tính đáp ứng miễn dịch sớm nhất trong quá trình nhiễm vi khuẩn lao là sự di chuyển của BCĐTT đến vị trí nhiễm trùng, sản xuất IL-10 kiểm soát phản ứng viêm của tế bào đuôi gai, bạch cầu mono và đại thực bào trong nhu mô phổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn nhiễm trùng mãn tính (số lượng vi khuẩn lao lớn), bạch cầu trung tính suy giảm thúc đẩy viêm và số lượng vi khuẩn tăng lên, những ảnh hưởng này có thể là do giảm lượng IL-10 và tăng TNF-α, do tế bào nhu mô phổi tăng sản sinh IL-6 và IL-17 [40].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BCĐTT giảm có 13 (8,23%) bệnh nhân. Nghiên cứu của Yaranal thấy rằng tỷ lệ giảm bạch cầu trong bệnh lao phổi là 1-4% [5].

Đa số tác giả cho rằng có nhiều cơ chế phối hợp dẫn tới tình trạng giảm bạch cầu trong bệnh lao, bao gồm cường lách, ức chế sinh bạch cầu trong tủy xương do nguyên nhân dinh dưỡng hoặc qua trung gian miễn dịch của tế bào lympho B và T cũng như độc tính của thuốc. Có thể do trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, cơ thể huy động quá mức BCĐTT hóa hướng động và thốt mạch tới vị trí viêm để thực hiện chức năng, kết hợp của lách to, hoặc ức chế sinh trưởng dòng bạch cầu qua trung gian của T-lymphocyte. Suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến giảm bạch cầu trung tính [5].

Trong lao phổi, vai trò của bạch cầu mono cũng rất quan trọng, chúng thực bào vi khuẩn lao, diệt một số vi khuẩn và truyền thông tin miễn dịch cho

bạch cầu lympho. Ngoài ra, khi vi khuẩn lao xâm nhập vào đường hô hấp, các đại thực bào phế nang là những tế bào quan trọng, chống lại mầm bệnh [105]. Nhiều tác giả cũng ghi nhận tình trạng giảm bạch cầu lympho ở bệnh nhân lao phổi. Lý do chính xác của giảm bạch cầu lympho chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, vai trò của cytokine bao gồm TNF-α trong sinh bệnh học của giảm bạch cầu lympho đã được đề xuất [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 88 - 91)