Đặc điểm về số lượng tiểu cầu (SLTC)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 91 - 92)

- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức

4.2.1.3. Đặc điểm về số lượng tiểu cầu (SLTC)

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.7 cho thấy giá trị trung bình tiểu cầu ở nam là 354,25 x 109/l, ở nữ là 285,19 x 109/l.

Kết quả này cũng tương đương với nhiều nghiên cứu của các tác giả quốc tế. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ bệnh nhân tăng SLTC cao hơn và bệnh nhân giảm SLTC có tỷ lệ thấp hơn. Nghiên cứu của Mekki thấy rằng tăng SLTC (> 400 x 109/l) chiếm tỷ lệ 43,4% bệnh nhân lao phổi và giảm tiểu cầu (<150 x 109/l) chiếm tỷ lệ 5,3% [35].

Shareef và cộng sự nghiên cứu tại Iraq năm 2012 cho thấy giá trị trung bình tiểu cầu ở nhóm nghiên cứu (355,9 x 109/l) cao hơn đáng kể so với nhóm khỏe mạnh (258,2 x 109/l) [106].

Ở bệnh nhân lao phổi, tỷ lệ tăng SLTC cao hơn tỷ lệ giảm SLTC. Trong số các cytockine, interleukin-6 (IL-6) có khả năng kích thích làm tăng số lượng tiểu cầu. IL-6 gây tăng số lượng tiểu cầu đi kèm với tăng cao nồng độ thrombopoietin trong huyết tương, có thể là tăng tiểu cầu phản ứng và đóng vai trị trung gian trong việc hình thành các u hạt trên bệnh lao [8],[56].

Cơ chế tăng tiểu cầu trong lao phổi được cho là có vai trị của yếu tố kích thích sinh tiểu cầu như là một phần của phản ứng viêm. Nút tiểu cầu hình thành xung quanh tổn thương lao với vai trò phòng và chống lại vi khuẩn lao trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Tiểu cầu cịn được xem là có vai trị trong đáp ứng viêm, kích thích hệ thống bảo vệ chống tác nhân nhiễm trùng. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự tương quan giữa mức độ hoạt hóa tiểu cầu và mức độ nặng của lao phổi cho thấy vai trò của tiểu cầu trong cơ chế bệnh sinh của lao [107]. Tình trạng tiểu cầu kết tập quá mức cũng được ghi nhận trên 88% bệnh nhân lao trong một nghiên cứu khác và được giải thích như là một phần của đáp ứng miễn dịch viêm [108].

Đối với biểu hiện giảm tiểu cầu, nhiều cơ chế phối hợp được đưa ra như độc tính miễn dịch của thuốc và các cơ chế tự miễn khác, tình trạng xơ hóa tủy, tạo u hạt trong tủy và cường lách [88]. Ngun nhân giảm SLTC có thể cịn là do hiện tượng miễn dịch do quá trình sản xuất kháng thể kháng tiểu cầu, dẫn đến gây kết dính tiểu cầu, hoạt hóa bổ thể dẫn đến hiện tượng thực bào tiểu cầu [106]. Ngoài ra, giảm SLTC còn do thuốc chống lao gây ra sau 6- 7 ngày đối với người dùng thuốc lần đầu tiên, và trong vòng vài giờ ở những bệnh nhân nhạy cảm [109].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)