- Đề cương luận án đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng khoa học và đạo đức
3.2.2.4. Liên quan bệnh lý tủy xương thứ phát với thể lao phổ
Mối liên quan giữa bệnh lý tủy xương thứ phát với thể lao phổi được thể hiện qua bảng 3.21 và các biểu đồ 3.15-3.19:
Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh lý tủy xương thứ phát theo thể lao phổi
Bệnh lý tủy xương thứ phát
Lao phổi mới
(n=111)
Lao phổi đã
điều trị (n=47) p
n % n %
Tuỷ giảm sinh 1dòng (TGS) 17 15,32 2 4,26 <0,05 Tăng sinh tuỷ phản ứng
(TSTPƯ)
14 12,61 7 14,89 >0,05 Rối loạn sinh tuỷ thứ phát
(RLSTTP)
23 20,72 21 44,68 <0,05
Biểu đồ 3.15. Đặc điểm bệnh lý tủy xương thứ phát và thể lao phổi
Bệnh nhân lao phổi mới có tỷ lệ tuỷ giảm sinh 1 dòng cao hơn bệnh nhân lao phổi đã điều trị. Ngược lại, bệnh nhân lao phổi đã điều trị có tỷ lệ rối loạn sinh tuỷ thứ phát cao hơn bệnh nhân lao phổi mới. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Biểu đồ 3.16. Liên quan các bệnh lý tủy xương thứ phát và các thể lao phổi có thiếu máu
Ở các bệnh nhân lao phổi có thiếu máu, tỷ lệ rối loạn sinh tủy thứ phát của bệnh nhân lao phổi mới (28,79%) thấp hơn bệnh nhân lao phổi đã điều trị (60%); và tỷ lệ tủy giảm sinh 1 dòng của bệnh nhân lao phổi mới (22,21%) cao hơn bệnh nhân lao phổi đã điều trị (5%); Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Biểu đồ 3.17. Liên quan các bệnh lý tủy xương thứ phát và các thể lao phổi có tăng số lượng tiểu cầu
Ở các bệnh nhân lao phổi có tăng SLTC, tỷ lệ RLSTTP và TSTPƯ của bệnh nhân lao phổi mới thấp hơn bệnh nhân lao phổi đã điều trị. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Biểu đồ 3.18. Liên quan bệnh nhân rối loạn sinh tủy thứ phát và các thể lao phổi có thay đổi các chỉ số bạch cầu
Ở các bệnh nhân lao phổi có thay đổi chỉ số bạch cầu, tỷ lệ rối loạn sinh tủy thứ phát ở bệnh nhân lao phổi mới có số lượng BCĐTT tăng hoặc BCMN tăng hoặc BC lympho giảm thấp hơn bệnh nhân lao phổi đã điều trị. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.