ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN: 1 Tình huống truyện:

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 34 - 38)

1. Tình huống truyện:

- Tác giả đã xây dựng tình huống truyện độc đáo:

+ Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội họ hồn tồn đối lập nhau vì một người là tên đại nghịch, đang chờ ngày ra pháp trường, còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời.

+ Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ nên trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm tri kỉ. Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm, nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ, tạo nên mối quan hệ đầy éo le, trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ và tạo nên một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

2. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao:

2.1. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa:

- Huấn Cao là một nghệ sĩ cao cường trong nghệ thuật thư pháp, được người khắp vùng tỉnh Sơn khen “có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Còn theo đánh giá của viên quản ngục: “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Ngồi cái đẹp, chữ của ơng Huấn Cao cịn là sự hiện hình của nết người, là nhân cách của người sáng tạo “nét chữ vng

tươi tắn nó nói lên những cái hồi bão tung hoành của một đời con người”. Vì thế, có

được chữ của Huấn Cao mà treo là có “một báu vật trên đời”, là ước nguyện suốt cả đời của viên quản ngục “một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ơng Huấn

Cao viết”.

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

_Nguyễn Tuân_

- Để đạt được ước nguyện đó, viên quản ngục đã lao tâm, khổ trí, dụng cơng dụng sức, cịn phải nhẫn nhục thậm chí liều mạng biệt đãi Huấn Cao.

2.2. Huấn Cao là một trang anh hùng dũnng liệt:

- Huấn Cao chống lại triều đình mà ơng căm ghét, khinh bỉ, nhiều lần bẻ khóa vượt ngục.

- Dù chí lớn khơng thành nhưng ơng vẫn giữ được tư thế đường hoàng, oai phong, bất khuất:

+ Hành động “rỗ gông” của Huấn Cao và thái độ “không thèm chấp” những lời đe dọa của bọn lính giải tù cho thấy Huấn Cao muốn làm là hoàn toàn làm được.

+ Những ngày trong đề lao, Huấn Cao vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt”, coi đó như là “việc vẫn thường làm trong cái hứng sinh bình” và bình thản đợi ngày ra pháp trường. Bị cầm tù về thân xác nhưng Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần, coi thường cái chết.

+ Đối với quản ngục, Huấn Cao “tỏ ra khinh bạc đến điều”. Dưới mắt ông, những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị chỉ là những kẻ “tiểu nhân thị oai”. Và ông sẵn sàng chờ đợi một cuộc báo thù với những thủ đoạn tàn bạo nhất của một cai ngục bị sĩ nhục.

+ Hình ảnh Huấn Cao “cổ đeo gông chân vướng xiềng” ung dung tơ đậm những nét chữ cuối cùng của đời mình trên vng lụa trắng dù ngày mai là ngày ông ra pháp trường cũng là biểu hiện của một phong thái hiên ngang. Bởi đó khơng phải là sự dâng nộp báu vật của một kẻ tử tù cho tên cai ngục mà là sự cảm kích của người anh hùng trước một tấm lịng, một sở thích cao q.

2.3. Huấn Cao là một con người có thiên lương trong sáng:

- Huấn Cao là người trọng nghĩa kinh thường danh lợi và ln có ý thức rõ ràng trong việc sử dụng cái tài của mình. Cả đời mình, Huấn Cao ln ngẩng đầu kiêu hãnh:

“Ta nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

- Thế nhưng trước những biệt đãi của tên quản ngục dành cho mình, Huấn Cao khơng khỏi băn khoăn. Để rồi khi hiểu thấu ý nguyện của quản ngục, Huấn Cao đã “cảm

cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục. Ơng vơ cùng xúc động và ân hận

chân thành “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lịng trong thiên hạ”.

 Lời nói ấy cho ta thấy được lẽ sống của con người Huấn Cao: sống phải xứng đáng với những tấm lịng, nếu vì một lí do nào đó mà phụ tấm lịng của người khác thì đó là một tội lỗi khơng thể tha thứ được. Chính nét tính cách này đã khiến nhân vật Huấn Cao trở nên trọn vẹn, hoàn hảo.

- Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, cái thiên lương chiếu rọi làm cho cái tài hoa, khí phách của Huấn Cao càng thêm ngời sáng. Trên cái nền đen tối của nhà ngục, thầy thơ lại và viên quản ngục là hai điểm sáng, thì Huấn Cao là một quầng sáng rực rỡ. Kẻ tử tù thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng

đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

 Huấn Cao là người vừa có tài vừa có tâm; hiên ngang, bất khuất trước cái ác, cái xấu nhưng cũng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.

 Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan điểm về một nhân cách đẹp: cái tài phải đi đơi vơí cái tâm, cái đẹp và cái thiện khơng thể tách rời. Đó là sự thống nhất một nhân cách lớn.

2.4. Nghệ thuật

- Để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, nhà văn đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quản ngục nhưng cũng là cuộc hội

- Để làm nên hình tượng rực rỡ của Huấn Cao, Nguyễn Tuân khai thác triệt để thủ pháp tương phản đối lập: ánh sáng và bóng tối, việc cho chữ, việc sáng tạo cái đẹp với hoàn cảnh cho chữ, giữa phong thái ung dung của một người bị giam cầm cùm trói, mất tự do với những người tự do nhận chữ nhưng khúm núm, sợ hãi……

- Ngôn ngữ kể về Huấn Cao giàu chất tạo hình với nhiều từ Hán - Việt làm tăng thêm vẻ trang trọng, quý phái cho hình tượng nhân vật Huấn Cao: “ngơi sao chính vị

muốn từ biệt vũ trụ”, “cái hứng sinh bình”, “ta nhất sinh…”…

3. Viên quản ngục:

3.1.Viên quản ngục biết quý trọng cái đẹp, có thú chơi tao nhã:

- Là kẻ đại diện cho pháp luật, là cơng cụ trấn áp của bộ máy chính trị đương thời Viên quản ngục lẽ ra phải lạnh lùng, tàn nhẫn. Vậy mà ơng lại có thú chơi tao nhã, thanh cao, thú chơi chữ “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này…Huấn Cao viết”.

3.2. Viên quản ngục biết coi trọng người tài:

- Làm nghề coi ngục, một cái nghề bị coi là thất đức vì phải sống lừa lọc, tàn nhẫn nhưng viên quản ngục lại là kẻ có cái đức, cái tâm. Bởi ông là người biết quý trọng cái đẹp, coi trọng tài năng thể hiện qua hành động:

+ Biệt đãi Huấn Cao, ngày đều đặng dâng rượu thịt.

+ Bị Huấn Cao sĩ nhục, ơng “khơng lấy làm ốn thù thái độ khinh bạc của ông

Huấn”, đã không xử sự như kẻ tiểu nhân, khơng ăn được thì đạp đổ. Ngược lại, viên

quản ngục vẫn điềm đạm “Xin lĩnh ý” và hiểu rõ thân phận một cách đáng thương “cái

thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”.

+ Dám xin chữ tử tù ngay trong ngục và dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch là Huấn Cao

- Trong cảnh cho chữ, ta bắt gặp viên quản ngục khúm núm bên cạnh Huấn Cao nhưng sự khúm núm đó khơng phải là sự khúm núm hèn hạ mà là sự ngưỡng mộ, sự tuân phục cái đẹp nên tự nó cũng là một ứng xử đẹp, đáng trân trọng.

 Diễn biến nội tâm, hành động và ứng xử của nhân vật này cho thấy không chỉ Huấn Cao mà cả viên quản ngục cũng là một nhân cách đẹp đẽ. Ông khơng có tài hoa nghệ sĩ như Huấn Cao nhưng biết trân trọng những giá trị văn hóa và tài năng nên ơng cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ. Hơn nữa, ông là một người biết giữ “thiên lương”. Vì vậy, khơng ít lần tác giả nhận xét về viên quản ngục: “cái thuần khiết giữa một đống

cặn bã, một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.

4. Cảnh cho chữ:

* Cảnh cho chữ là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”, bởi nó có sự đối lập, tương phản gay gắt giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái đẹp và cái nhơ bẩn, giữa tinh thần tự do, bất khuất với thái độ cam chịu, tù hãm.

4.1. Tương phản giữa ánh sáng và bóng tối:

Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc đêm khuya trong căn buồng giam chật hẹp, tối tăm. Nhà ngục vốn đã tăm tối lại vào lúc khuya khoắt càng dày đặc bóng tối. Nhưng ánh sáng của ngọn đuốc tẩm dầu tạo ra một vùng sáng lớn vừa rực rỡ và màu trắng tinh của tấm lụa bạch còn tươi nguyên lần hồ át đi cái tăm tối của phòng giam ban đêm.

4.2. Tương phản giữa cái đẹp, cái cao thượng với cái dơ bẩn, phàm tục:

- Mùi thơm của chậu mực bốc lên, màu trắng tinh khôi của tấm lụa bạch “còn

nguyên vẹ lần hồ” đối lập với mùi khơng khí ẩm ướt, phân chuột, phân gián hôi hám.

- Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, một sáng tạo cái đẹp lại diễn ra trong một buồng giam tối tăm, chật chội, ẩm ướt, hôi hám. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn nhơ bẩn, phàm tục.

- Người nghệ sĩ tài hoa sáng tạo nghệ thuật kia không phải là người được tự do

“cổ đeo gông chân vướng xiềng” và sớm tinh mơ ngày mai sẽ bọ giải vào kinh chịu án

tử. Thế nhưng, ông vẫn điềm tĩnh, ung dung tô đậm từng nét chữ, khai sinh cái đẹp. hình ảnh uy nghi ấy của Huấn Cao đối lập với hình ảnh viên quản ngục “khúm núm cất

những đồng kẽm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”.

- Trật tự, kỉ cương nhà tù bị đảo ngược hồn tồn khi: Tù nhân khơng chỉ trở thành người ban phát cái đẹp mà còn răn dạy ngục quan. Còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, thành kính nhận những lời khuyên của tử tù như nhận những lời di huấn thiêng liêng của một bậc thầy hiển minh, cao cả.

 Với cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” ấy, chúng ta hiểu được chủ đề của tác phẩm. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác…Đó là sự tơn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.

4.4. Nghệ thuật:

- Bút pháp đối lập, tương phản: Nguyễn Tuân đã tạo nên một sự đối lập gay gắt giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái đẹp và cái nhơ bẩn, giữa tinh thần tự do, bất khuất với thái độ cam chịu, tù hãm.

- Cách dùng từ, cách đặt câu, dựng đoạn vừa gợi hình, gợi cảm, đầy chắt lọc, tinh tế đã góp phần khắc họa nên những chi tiết, hình tượng nhân vật sinh động, tạo khơng khí, khung cảnh cần thiết cho việc cho chữ:

+ Người đọc thấy hiển hiện ra âm vang, hình ảnh của một thời xa xưa: tiếng mõ trên vọng canh, bó đuốc tẩm dầu cháy sáng rực, phiến lụa trắng óng ánh, được đánh dấu bằng những đồng tiền kẽm……

+ Trong khung cảnh huyền hoặc ấy, nhân vật Huấn Cao lồng lộng vẻ đẹp của một vị tướng kiêu hùng dù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng tay vẫn đang đậm tơ những nét chữ đẹp.

+ Hình ảnh viên quản ngục trân trọng, cảm động chắp tay vái người tù và tn nước mắt “dịng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào”.…

- Giọng văn chậm rãi, từ tốn cũng góp phần phục sinh khơng khí cổ xưa nhưng bút pháp vẫn rất hiện đại.

III. KẾT LUẬN:

- Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, tác giả đã khắc họa thành cơng hình tượng Huấn Cao, một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang để từ đó, nhà văn thể hiện quan điểm của mình về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lịng u nước.

- Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống; khắc họa nhân vật, dựng cảnh, tạo khơng khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

B. LUYỆN TẬP

1. Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ người tử tù” là gì? Tác dụng của tình huống này trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?

2. Nhân vật Huấn Cao giúp chúng ta hiểu gì về quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân?

3. Nhân vật viên quản ngục có những phẩm chất gì khiến tác giả khơng ít lần nhận xét là “cái thuần khiết giữa một đống cặn bã và một âm thanh trong trẻo chen vào

giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xơ bồ”?

5. Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật của tác giả?

6*. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao.

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA(Trích “Số Đỏ”) (Trích “Số Đỏ”)

_Vũ Trọng Phụng_A. NỘI DUNG CHÍNH: A. NỘI DUNG CHÍNH:

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả: 1. Tác giả:

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), quê ở huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng n. Ơng sống chật vật vì nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp sau đó mất sớm vì căn bệnh lao.

- Ơng là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám. Sáng tác của ơng tốt lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.

- Ông nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự với nhiều kiệt tác như :

+ Phóng sự:“Cạm bẫy người”,“Kĩ nghệ lấy Tây”,“Cơm thầy cơm cô”,… + Tiểu thuyết : “Số đỏ”, “Giông tố”, “Vỡ đê”,…

2. Giới thiệu sơ lược về tiểu thuyết “ Số đỏ ” :

- Tác phẩm được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “

làm vinh dự cho mọi nền văn học ” (Nguyễn Khải), đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7-

10-1936, in thành sách năm 1938.

- Nội dung : “Số đỏ ” lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác giả đả kích cay độc những phong trào Âu Hố, thể thao, giải phóng nữ quyền đang phát triển rầm rộ nhân danh "văn minh" "tiến bộ" "cải cách xã hội" mà thực chất chỉ là ăn chơi truỵ lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức truyền thống.

- Nghệ thuật: là tiểu thuyết hiện thực trào phúng sắc sảo, với tình huống, chân dung trào phúng tác phẩm gây cười từ đầu đến cuối.

3. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia ” :

3.1 Vị trí :

- Đoạn trích là tồn bộ chương XV của tác phẩm “Số đỏ ”:

+ Trước đoạn trích nhà văn miêu tả "trước đó cụ Cố Tổ đã mấy lần suýt chết,

mấy lần làm con cháu mừng hụt" rồi vơ tình Xn gây ra cái chết của cụ tổ.

+ Đoạn trích này bắt đầu từ cái chết thật của cụ Cố Tổ.

3.2. Bố cục: Chia làm 3 đoạn

- Đoạn một từ đầu đến “cho Tuyết vậy ” : niềm vui và hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu.

- Đoạn hai tiếp đó đến “ Đám cứ đi ” : Cảnh đám ma gương mẫu.

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w