ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN: 1 Khổ thơ thứ nhất:

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 64 - 68)

1. Khổ thơ thứ nhất:

- Bài thơ mở ra bằng cảnh tượng sông nước mênh mông, bát ngát và nỗi buồn dường như cũng trải dài vơ tận “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Câu thơ gợi tả những vịng sóng đang lan ra xa, gối lên nhau, xô đuổi nhau tới vô tận. Tuy nhiên, sức mạnh của câu thơ không nằm ở nghệ thuật tả mà ở nghệ thuật gợi. Đó là gợi cho người đọc cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên, kéo dài theo không gian tràng giang và thời gian điệp điệp.

- Trên mặt sông rộng lớn ấy, hiện ra một con thuyền nhỏ, đang xi dịng cơ độc, để mặc cho dòng nước cuốn đi “Con thuyền xuôi mái nước song song”. Cái nhỏ nhoi của con thuyền càng làm nổi bật thêm cái mênh mông, xa vắng của trời rộng, sông dài.

TRÀNG GIANG

_Huy Cận_

Ngược lại, cái mênh mông, hoang vắng của trời nước càng tô đậm thêm cảm giác lẻ loi, cô độc của con thuyền.

- Huy Cận vốn là người rất trân trọng hồn thơ dân tộc và yêu mến Đường thi nên trong thơ ông, ta luôn bắt gặp nghệ thuật đối được vận dụng linh hoạt, tạo ra sự trang trọng, cân xứng, nhịp nhàng: “Thuyền – nước, về - lại”. Chính phép tiểu đối trên thể hiện nỗi buồn của sự tan tác, chia lìa: thuyền đi một ngả nước lại một đường, nỗi buồn, nỗi sầu vì thế mà nhân lên gấp bội.

- Ở câu thơ thứ tư, tác giả đã đưa hình ảnh một cành củi khô “Củi một nhành khơ lạc mấy dịng”. Biện pháp đảo ngữ “Củi một nhành khô”cho thấy rõ hơn cái thiếu sức

sống của củi, cái gầy guộc của cành, cái nhỏ nhoi, cô độc. Hơn nữa, một sự vật khơng cịn sức sống vậy mà còn lênh đênh lạc mấy dòng trên dòng “tràng giang”…gợi nỗi buồn về thân phận nổi trôi vô định. Câu thơ tràn đầy tâm trạng. Đấy là hiện thân của cái tôi cá nhân tự ý thức thấy mình bơ vơ, bé nhỏ giữa dịng đời của thi nhân.

2. Khổ thơ thứ hai:

- Khổ thơ thứ hai xuất hiện thêm nhiều chi tiết: cồn nhỏ, gió, làng xa, chợ chiều, bến, nắng, trời. Thế nhưng, chúng không mang đến cho bức tranh sức sống.

- Sự ít ỏi về số lượng “lơ thơ”, bé nhỏ về khối lượng “cồn nhỏ” và cái “đìu hiu” của gió, cộng hưởng với cái “xa” của làng, chợ lại vãn đã làm cho cảnh vốn mênh mang, hiu quạnh càng thêm tiêu điều, hoang vắng.

- Từ “đâu” trong câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” chiều lâu nay khiến người đọc có 2 cách hiểu: có hay khơng tiếng chợ chiều đã vãn. Tuy nhiên, cách hiểu thứ hai hợp lí hơn: ngay cả tiếng chợ chiều đã vãn ở một làng xa nào đấy cũng khơng cịn nữa, tất cả đều vắng lặng, cô tịch. Bởi dường như ở đây nhà thơ như muốn phủ nhận tất cả những gì tồn tại thuộc về con người để chỉ cịn cảnh vật, đất trời mênh mơng.

- Câu thơ “Nắng xuống chiều lên sâu chót vót” ln khiến người đọc thú vị. Chúng là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Hai từ “xuống - lên” đem lại cảm giác về không gian như được mở rộng và đẩy cao thêm và sự mở rộng này được giới hạn bằng cụm từ “sâu chót vót”. “Chót vót” vốn là một từ láy dùng để tả chiều cao vô tận nhưng ở đây Huy Cận đã dùng để tả chiều sâu. Đó khơng phải là nghệ thuật lạ hóa ngơn ngữ mà là sự lạ hóa cách nhìn. Nhà thơ khơng đứng ở mặt đất nhìn lên trời mà dường như thi nhân đang đứng giữa vũ trụ để nhìn xun vào lịng trời, ruột đất.

- Câu thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu” tiếp tục làm giãn nở cái khơng gian bằng cái tít tắp, bát ngát của sơng dài, trời rộng. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng vắng lặng, chỉ có sơng dài, với bến bờ lẻ loi, xa vắng. Bến cơ liêu chính là cái tơi mang nỗi sầu vạn kỉ của Huy Cận. Nỗi buồn tựa như thấm vào không gian ba chiều. Con người ở đây trở nên bé nhỏ, có phần rợp ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng.

3. Khổ thơ thứ ba:

- Sự liên tiếp “hàng nối hàng” của bèo không gợi sự đơng đúc, sự đồn tụ, sum họp mà nỗi buồn càng được khắc sâu qua hình ảnh những cánh bèo trơi giạt lênh đênh.

- Bức tranh có màu sắc “bờ xanh - bãi vàng” nhưng với hai màu “vàng” tiếp nối xanh dễ khiến người đọc liên tưởng đến một cảnh tượng tàn lụi, bế tắc.

- Hai bờ sơng như hai đường song song khơng một chuyến đị, không một chiếc cầu nghĩa là khơng tạo được, khơng tìm được sự gần gũi, thân mật nào mà chỉ có sự buồn bã, trống vắng đến kinh người. Vì thế, nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước cảnh trời rộng, sơng dài mà cịn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.

- Như vậy, sự cô quạnh đã được thi sĩ đặc tả độc đáo bằng chính cái khơng tồn tại. Thực ra điều này cịn có thể nhận thấy ở khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ tư nhưng rõ nhất

là ở khổ thơ thứ ba. Cho nên, có thể nói, thái độ phủ nhận thực tại nằm ngay trong kết cấu của bài thơ.

4. Khổ thơ thứ tư:

- Nhà thơ học được cách diễn đạt của nhà thơ Đỗ Phủ “Mặt đất mây đùn cửa ải

xa”. Nhưng Huy Cận lại tạo được một không gian rợp ngợp hơn “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”.. Lớp lớp mây trắng đùn lên nhau thành những núi mây. Ánh mặt trời phản

chiếu vào những áng mây đó, khiến chúng lấp lánh, rực rỡ như dát bạc. Cảnh tượng thật rực rỡ, hùng vĩ.

- Hình ảnh cánh chim bay nghiêng trong chiều cũng là một biểu tượng thẩm mĩ trong thơ cổ điển: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Tuy nhiên, thi sĩ vẫn có những sáng tạo riêng, thể hiện khá rõ nét độc đáo của hồn thơ Huy Cận. Cánh chim bé bỏng trong thơ ông không chỉ báo hiệu hồng hơn mà cịn là biểu tượng của cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cảnh sông nước, mây trời bao la và hùng vĩ. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là chính là cánh chim dường như lệch đi dưới sức nặng của buổi chiều nên càng nhỏ bé, tội nghiệp.

- Hai câu kết lại đưa người đọc về một tứ thơ Đường khác của Thôi Hiệu:

“Trên sơng khói sóng cho buồn lịng ai”

- Khi đứng trước cảnh sơng nước lúc chiều tà, lịng nhớ q hương bỗng dợn lên như sóng nơi tâm hồn “Lịng q dợn dợn vời con nước - Khơng khói hồng hơn cũng

nhớ nhà”, “dợn dợn” nghĩa là xao động liên tục khác với “dờn dợn” hay “rờn rợn”, “rợn rợn”.

- Dù thi nhân mượn niềm lưu luyến quê hương trong thơ Thôi Hiệu nhưng nếu như nhà thơ Đường phải thấy khói sóng trên sơng mới nhớ q nhà, cịn Huy Cận khơng cần chất xúc tác ấy, không cần ngoại cảnh ấy mà vẫn đủ khơi lịng mong nhớ. Điều đó cho thấy tình quê của Huy Cận thường trực hơn, đậm đà và cháy bỏng hơn. Vì thế, thi liệu là cổ điển nhưng tứ thơ rất hiện đại.

5. Nghệ thuật:

- Toàn bài thơ là nỗi buồn triền miên, vơ tận và tạo được những âm vang kì lạ. Tác giả đã chọn được một thể thơ thích hợp, vận dụng tự nhiên lối đối, hệ thống các từ láy.

- Bài thơ cũng tạo dựng nên một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vơ tận, đậm chất Đướng thi. Đó là một hệ thống hình ảnh ước lệ, thường được dùng trong thơ cổ: tràng giang, thuyền, nước, trời lên, sơng dài, trời rộng, mây cao núi bạc, bóng chiều.. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy vẫn có nét quen thuộc, gần gũi, phảng phất cảnh vật sơng nước Việt Nam: một dịng sơng mênh mơng, một con thuyền xi dịng, một cành củi khô và những cánh bèo trôi dạt lênh đênh, những bờ cây xanh, những bãi cát vàng...Sự hòa quyện của hai hệ thống hình ảnh đó tạo cho bài thơ một vẻ đẹp độc đáo: đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà thân quen.

III. KẾT LUẬN:

- “Tràng giang” đã bộc lộ nỗi buồn của người dân thuộc địa. Nỗi buồn ấy đã hòa vào nỗi bơ vơ trước tạo vật thiên nhiên hoang vắng và niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật ấy cũng là niềm tha thiết với quê hương, đất nước.

B. LUYỆN TẬP:

1. Anh (chị) hiểu thế nào về tựa đề bài thơ và câu đề từ? 2. Nêu cảm nghĩ chung về âm điệu của toàn bài thơ?

3. Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?

4. Phân tích những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

6*. Có ý kiến cho rằng: “Thiên nhiên trong thơ Huy Cận đẹp nhưng buồn”. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận để làm sáng tỏ điều đó.

ĐÂY THƠN VĨ DẠ_Hàn Mặc Tử_ _Hàn Mặc Tử_ A. NỘI DUNG CHÍNH I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: 1.1. Cuộc đời:

- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, xuất thân trong một gia đình cơng giáo nghèo ở Đồng Hới (nay là Quảng Bình). Sau khi học trung học, làm cơng chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gịn làm báo.

- Năm 1940 mất tại trại phong Quy Hoà.

 Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.

1.2. Sự nghiệp sáng tác:

- Tuy cuộc đời gặp nhiều đau thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh…Ban đầu, ông sáng tạo theo thể thơ Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn.

- Qua diện mạo hết sức phức tạp và bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

- Tác phẩm : “Gái quê” (1936), “Thơ Điên” (1938), “Xuân như ý”, “Duyên kì

ngộ” (kịch thơ - 1939),...

2. Tác phẩm:

2.1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” lúc đầu có tên “Ở đây thơn Vĩ Dạ”, được sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Điên” (sau đổi thành “Đau thương”

- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở thôn Vĩ, một thơn nhỏ bên dịng sơng Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.

2.2. Bố cục:

- Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ - xứ Huế trong tâm tưởng của Hàn Mặc Tử - Khổ 2: Cảnh sông trăng vừa thực vừa ảo, tâm trạng mong ngóng. - Khổ 3: Cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi

2.3. Chủ đề:

- Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên thực, ảo của thôn Vĩ - xứ Huế, nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng buồn, hồi nghi, vơ vọng ẩn chứa nỗi niềm khao khát được giao cảm với cuộc đời.

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w