1. Giới thiệu câu chuyện
- Câu chuyện xảy ra vào “đêm qua” gợi khoảnh khắc yên tĩnh, vắng lặng. Đó là câu chuyện kể về một giấc mơ được lên cõi tiên của nhân vật trữ tình là tác giả, đang mang tâm trạng “Thật được lên tiên – sướng lạ lùng” và “Chẳng phải hoảng hốt,
khơng mơ mịng”.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ: “thật” nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc của thi nhân, câu cảm thán bộc lộ cảm xúc bàng hoàng, câu khẳng định dường như lật lại vấn đề: mơ mà như tỉnh, hư mà như thực tứ thơ lãng mạn nhưng cảm xúc là có thực, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực.
Khổ thơ mở đầu cho thấy một “cái tôi” đầy chất lãng mạn, bay bổng pha lẫn với nét “ngông” trong phong cách Tản Đà. Cách vào chuyện thật độc đáo, có duyên đã làm cho câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
2. Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe
2.1. Thái độ của thi nhân khi đọc thơ:
- Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khối và có phần tự đắc:
“Đọc hết văn vần sang văn xuôi
HẦU TRỜI
_Tản Đà_ Đà_
……………………………………… Trời nghe trời cũng lấy làm hay. Trời nghe trời cũng lấy làm hay. …
Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe trời cũng thật buồn cười!”
- Thi nhân kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình:
“Hai quyển Khối tình văn thuyết lí Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết”
- Giọng đọc: đa dạng, hóm hỉnh, ngơng nghênh, có phần tự đắc…
Thi nhân rất ý thức về tài năng thơ văn của mình, và cũng là người táo bạo, dám đường hồng bộc lộ “cái tơi” cá thể. Ơng cũng rất ngơng khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc hồng Thượng đế và chư tiên. Cái ngơng trong văn chương thường biểu hiện thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn, không muốn chấp nhận sự bằng phẳng đơn điệu, nên thường tự đề cao mình.
2.2. Thái độ của người nghe thơ (Trời và chư tiên)
- Trời khen rất nhiệt thành : Văn thật tuyệt, văn trần được thế chắc có ít, văn chuốt đẹp như sao băng, văn hùng mạnh như mây chuyển, êm như gió thỏang, tinh như sương, đầm như mưa sa, lạnh như tuyết,…
- Chư tiên: xúc động, tán thưởng và hâm mộ :
“Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay…”
Người nghe rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả 3. Thi nhân trị chuyện với Trời:
3.1. Kể về hồn cảnh của mình:
- Họ tên, quê quán :
“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.”
Khẳng định “cái tôi” cá nhân - Cuộc sống :
“ Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng khơng có Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng cịn một bụng văn đó. …
Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó. Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu…”
Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu. Nhà văn bị coi thường. Ở trần gian ơng khơng tìm được tri âm, nên phải lên tận cõi Trời để thỏa nguyện nỗi lịng.
Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội bấy giờ – một cuộc sống cơ cực, tủi hổ, thân phận bị rẻ rúng…
Tác giả cho người đọc thấy một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính
3.2. Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:
- Nhiệm vụ Trời giao : Truyền bá “thiên lương” (chú thích (2) – tr15/SGK)
Nhiệm vụ trên chứng tỏ Tản Đà lãng mạn nhưng khơng hồn tồn thốt li cuộc sống. Ơng vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với đời để đem lại cho đời cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
- Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời Đó cũng là một cách tự khẳng định mình trước thời cuộc.
Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực đan xen khắng khít trong thơ văn của Tản Đà
4. Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ
- Thể thơ : thể thất ngơn trường thiên tự do, khơng bị trói buộc bởi khn mẫu nào, biểu hiện cảm xúc tự nhiên, phóng túng .
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có dun, lơi cuốn người đọc.
- Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
III. KẾT LUẬN:
- Qua bài “Hầu trời”, Tản Đà đã thể hiện “cái tơi” cá nhân ngơng nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngơn trường thiên tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.
B. LUYỆN TẬP
1. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
2. Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, em cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo em, hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
4. Về mặt nghệ thuật , bài thơ này có gì mới và hay?
5*. Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình – thi sĩ Tản Đà trong bài thơ
“Hầu trời”
*Gợi ý:
1. Tản Đà là một thi sĩ nổi tiếng mà suốt đời vẫn phải sống trong cảnh nghèo. Cuối đời ông đã từng phải mở cửa hàng xem tướng số để kiếm ăn nhưng khơng có khách. Ơng chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa bị chủ nợ tịch biên. Những chi tiết này giúp ta hiểu thêm tính hiện thực trong những lời Tản Đà giãi bầy cùng với Trời.
2. Qua bài “Hầu trời”, Tản Đà đã thể hiện “cái tôi” cá nhân ngơng nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
- Thi sĩ kể về hồn cảnh của mình + Họ tên, quê quán
- Khát vọng của thi nhân: Nhà thơ ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với đời, khát khao được gánh vác việc đời để đem lại cho đời cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. tự khẳng định mình trước thời cuộc.
3. Cái ngơng của Tản Đà:
- Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thuởng.
- Khơng thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngồi Trời và Chư Tiên. - Xem mình là một “trích tiên” bị đầy xuống hạ giới vì tội ngơng
- Nhận mình là người nhà trời, xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả là truyền bá “thiên lương”.
VỘI VÀNG
_Xuân Diệu_A. NỘI DUNG CHÍNH A. NỘI DUNG CHÍNH
I.TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả: 1. Tác giả:
- Xn Diệu (1916-1985) cịn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Thân sinh là một nhà nho, quê ở Hà Tĩnh, thân mẫu q ở Bình Định. Ơng lớn lên ở Qui Nhơn, sau ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực văn đoàn.
- Trước Cách mạng tháng Tá , Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ. Sau cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống, giàu tính thời sự.
- Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đem đến cho thơ ca một nguồn cảm hứng mới, một sức sống mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Xuân Diệu có đóng góp lớn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Năm 1996, ơng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, tiêu biểu là các tập thơ : “Thơ
thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), “Mũi Cà Mau” (1962); văn xuôi: “Phấn thông vàng” (1939); tiểu luận phê bình: “những bước đường tư tưởng của tơi” (1956)
2. Tác phẩm:
2.1. Xuất xứ:
- Bài thơ “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
2.2.Chủ đề : Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, q trọng từng
giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ, thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời
Quan niệm sống tích cực và tình yêu cuộc sống đến độ đam mê của Xuân Diệu.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Tình yêu cuộc sống tha thiết. (c. 1-13)
1.1. Bốn câu đầu: Sự vội vã muốn níu giữ thời gian
- Mở đầu bài thơ là một loạt câu khẳng định và điệp ngữ : “Tôi muốn…” và “
Cho…”
Khát vọng muốn đoạt quyền tạo hoá, để giữ mãi hương sắc của cuộc đời, chống lại sự tàn phá của thời gian, để nhà thơ có thể sống mãi trong tuổi trẻ, trong tình yêu và tận hưởng hương vị của cuộc sống.
1.2. Câu 5- 13 : Tâm trạng yêu đời tha thiết
- Cuộc sống được Xuân Diệu mô tả rất cụ thể, sinh động bằng một bút pháp sáng tạo mới lạ. Thiên nhiên là một khu vườn xuân xinh đẹp, đầy sức lôi cuốn với ong bướm, chim chóc, cỏ cây, hoa lá, ánh sáng của mặt trời…như đang dọn bữa tiệc xuân cho nhà thơ.
- Xuân Diệu phát hiện ra có một thiên đường ngay trên mặt đất này, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. Hình ảnh thiên nhiên hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ vừa gần gũi thân quen, vừa quyến rũ, đầy tình tứ.
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Mỗi buổi sớm ,thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
- Những cảnh vật đời thường, gần gũi đã hiện ra với các vẻ đẹp kì diệu đầy sắc xuân “tuần tháng mật, của ong bướm, khúc tình si của yến anh” tác giả như đã gởi hồn mình vào đó, thổi vào thiên nhiên một tình yêu rạo rực, đắm say và đầy sức trẻ
“đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất”.
- Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy lạ, thấy đẹp, thấy tươi non : Tuần tháng mật chỉ sự vui sống; “khúc tình si” khúc hát về tình u làm say đắm lịng người .
- Cảm giác thụ hưởng mùa xuân chuyển giao từ thị giác “mỗi buổi sớm” qua thính giác “thần Vui gõ cửa” đến vị giác “như cặp môi gần” nhà thơ vội vàng thụ hưởng thanh sắc mùa xuân, không chờ tới nắng hạ mới tiếc xuân mà ngay khi đang xuân nhà thơ đã sợ nó đi qua mất.
- Biện pháp liệt kê, đảo ngữ và điệp ngữ “này đây” thể hiện sự phong phú vô tận của thiên nhiên và đời sống một cách cụ thể . Đặc biệt là 2 câu thơ :
“Ánh sáng chớp hàng mi
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Vẻ đẹp “rất con người” của ánh sáng, mùa xuân Nhà thơ sáng tạo ra những hình ảnh đẹp và táo bạo, xuất phát từ quan điểm mỹ học mới: lấy con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Có thể thấy Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tình u, qua cặp mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy mà thiên nhiên, cảnh vật đều tràn ngập xn tình.
- Qua đó, nhà thơ thể hiện một quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất là vì có tuổi trẻ và tình u. Thời gian quí nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình u. Hãy sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ một quan niệm tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn.
* Sơ kết : Xuân Diệu nhận thức rằng cuộc sống thật tươi vui, hạnh phúc. Nhà thơ yêu cuộc sống một cách say mê.
2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người. (Câu 14- 29)
2.1. Sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu: