Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ xứ Huế trong tâm tưởng của Hàn Mặc Tử

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 68 - 69)

II. ĐỌ C HIỂU:

1. Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ xứ Huế trong tâm tưởng của Hàn Mặc Tử

- Câu thơ mở đầu như một câu hỏi đa sắc thái của một người con gái thơn Vĩ. Nó vừa như một lời nhắc nhở, dỗi hờn, trách cứ vừa như lời mời mọc thiết tha.

- Nhưng thực ra đó là sự phân thân của nhà thơ, là tiếng lịng của chính nhà thơ tự hỏi mình để tạo một duyên cớ, một chiếc cầu nối liền những kí ức của nhà thơ về thơn Vĩ. - Bức tranh thôn Vĩ được phác họa bằng hình ảnh hàng cau trong nắng mới “nắng mới lên” nắng bình minh, nắng sáng sớm trong lành, tinh khiết làm bừng sáng cả khu

vườn.

- Thôn Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương với những khu vườn đong đầy sắc xanh, một màu xanh rợp ngợp hiện lên trong kí ức của nhà thơ:

+ “Mướt”: mượt mà, mềm mại, non tơ, đầy sức sống

+ “Xanh như ngọc”: Cách so sánh đặc sắc, mới lạ vừa có màu xanh vừa độ sáng trong, lấp lánh của cả khu vườn (“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” – Xuân Diệu).

+ Từ “ai” và “quá ” trong câu thơ là một tiếng reo vui của Hàn Mặc Tử trước sức sống của những khu vườn tươi đẹp ở thôn Vĩ. Từ một người giới thiệu, thi nhân trở thành người chiêm ngưỡng đắm say.

- “Mặt chữ điền” là khuôn mặt thuần hậu, mang vẻ đẹp hài hòa rất riêng của người con gái Huế, lại ẩn sau lá trúc duyên dáng, dễ thương. Cái thanh tao, mảnh mai của cành trúc đặt cạnh cạnh cái e ấp, kín đáo, dịu dàng, hiền hậu của khn mặt chữ điền, đã làm cho cả khổ thơ ấm lên, tạo nên cái thần, cái hồn của thôn Vĩ.

* Sơ kết: Đoạn thơ chỉ gợi lên một vài hình ảnh nhưng cũng đủ làm hiện rõ cái thần thái của thơn Vĩ: cảnh xinh tươi, người phúc hậu, hịa hợp với nhau tạo nên một vẻ đẹp sáng tươi, thuần khiết nhưng cũng kín đáo, dịu dàng.

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w