Giá trị hiện thực và nhân đạo:

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 46)

II. ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN: 1 Nhân vật Chí Phèo:

2. Giá trị hiện thực và nhân đạo:

2.1. Giá trị hiện thực:

- Qua nhân vật Chí Phèo, tác giả đã cho thấy tình trạng đè nén, áp bức ở nơng thơn trước Cách mạng tháng Tám. Chính nó đã buộc những người dân lương thiện phải chống trả bằng cách lưu manh hóa rồi bị cự tuyệt quyền làm người.

- Trong làng Vũ Đại, khơng chỉ có Chí Phèo bị xơ đẩy vào đường cùng tội lỗi. Cuộc đời của những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo cứ nối tiếp nhau hiện ra như một hiện tượng ám ảnh về một sự thật tàn nhẫn “tre già măng mọc, có bao giờ hết những

thằng du cơn”.

Hình ảnh cái lị gạch cũ ở đầu tác phẩm lại được hiện ra trong suy nghĩ của Thị Nở ở cuối tác phẩm như một thủ pháp trùng lặp, đã khái quát hóa một hiện tượng phổ biến đến mức đã trở thành quy luật khủng khiếp trong xã hội cũ: Chừng nào xã hội còn chế độ bất cơng vơ nhân đạo thì chừng ấy cịn tồn tại hiện tượng Chí Phèo.

 Giá trị hiện thực sâu sắc, sức mạnh phê phán của tác phẩm và của hình tượng nhân vật Chí Phèo là sự khám phá, phát hiện và phân tích sâu sắc quy luật nghiệt ngã đó trong xã hội thực dân phong kiến.

2.2. Giá trị nhân đạo:

- Tác phẩm cũng thể hiện đôi mắt nhìn đầy cảm thơng, u thương trân trọng của Nam Cao đối với những con người là nạn nhân của xã hội cũ.

- Ơng phát hiện và nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.

- Mối tình Chí Phèo – Thị Nở được nhà văn xây dựng bằng ngịi bút chan chứa tình người “mùi cháo hành” đã đẩy lùi cái ác. Đó là một sáng tạo nghệ thuật bắt nguồn từ trái tim nhân hậu của nhà văn.

Một phần của tài liệu Giao An NGỮ VĂN 11 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w