Nội dung, biểu hiện các năng lực cần hình thành, phát triển trong dạy học lịch sử ở tiểu học

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 26 - 30)

học lịch sử ở tiểu học

Mặc dù chưa cố sách giáo khoa mới, song dạy học lịch sử ở trường tiểu học cần phải theo hướng phát triển năng lực HS. Muốn vậy, giáo viên phải nắm vững nội dung, biểu hiện của các năng lực mà chương trình mới đưa ra để vận dụng.

Theo chương trình mới, dạy học lịch sử ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực HS, trước hết phải góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung.

Năng lực tự chủ và tự học

Nội dung Biểu hiện

Về mục tiêu học tập Ghi nhớ được nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt do giáo viên đưa ra để thực hiện

Về kế hoạch học tập Biết tự lập thời gian biểu hàng ngày Thực hiện kế hoạch - Tự làm theo thời gian biểu hàng ngày

quyết các nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên

Đánh giá và điều chỉnh cách học - Biết nhận ra sai sót và tự sửa chữa sai sót trong bài làm qua nhận xét của giáo viên

- Mạnh dạn hỏi thầy, cô và người khác khi chưa hiểu bài.

Năng lực giao tiêp và hợp tác

Nội dung Biểu hiện

Về giao tiếp - Sử dụng trôi chảy Tiếng Việt.

- Nhận ra được mục đích của giao tiếp - Tập trung chú ý khi giao tiếp

- Diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình khi giao tiếp Về hợp tác - Thích sự trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập

- Biết làm việc theo nhóm, biết được trách nhiệm của mình trong nhóm.

- Biết chia sẻ suy nghĩ với bạn

- Biết lắng nghe ý kiến của bạn, của thầy cô. - Tự tin khi đưa ra ý kiến của mình.

- Biết cùng các bạn xây dựng ý tưởng trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập và báo cáo sản phẩm của nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Nội dung Biểu hiện

Phát hiện vấn đề Nêu thắc mắc, câu hỏi đơn giản trong học tập và quan sát cuộc sống xung quanh.

Giải quyết vấn đề - Nêu được ý kiến của mình về cách thức giải quyết thắc mắc, câu hỏi đơn giản theo sự hướng dẫn.

- Biết tìm kiếm thơng tin để giải quyết vấn đề. - Bước đầu biết phân tích, tổng hợp, so sánh thơng tin.

- Biết đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá.

Các năng lực mơn học cần hình thành và phát triển trong dạy học lịch sử

- Năng lực nhận thức lịch sử

Nội dung Biểu hiện

Tri giác tài liệu sự kiện, hình dung, tưởng tượng, nhớ (tái hiện lịch sử)

- Nêu tên, kể về các nhân vật lịch sử quan trọng. - Trình bày, mô tả được các sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng đã diễn ra

Tư duy lịch sử Nhận xét, giải thích được kết quả của các sự kiện, hiện tượng lịch sử

Ví dụ, để từng bước hình thành cho HS năng lực nhận thức lịch sử,khi dạy các bài học về “Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê” (thế kỉ XV), trước hết HS tái hiện được sự kiện, hiện tượng lịch sử tức là thông qua hoạt động tri giác tài liệu học tập, hình dung tưởng tượng, nhớ, các em sẽ nêu được tên, kể lại những nét đơn giản về Lê Lợi – người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn; mơ tả được những nét chính chiến thắng Chi Lăng và nêu được kết quả của chiến thắng; mô tả được những nét chính về cách tổ chức quản lý đất nước thời Hậu Lê, nêu tên, nét chính của bộ luật Hồng Đức; mơ tả được những nét chính về tổ chức quản lý giáo dục thời Hậu Lê, nêu tên và kể đơn giản về thành tựu văn học, khoa học thời Hậu Lê, nêu tên và đóng góp của Nguyễn Trãi và Lê Thành Tơng.

Thứ hai, HS sử dụng hoạt động tư duy ở mức độ đơn giản để nhận xét kế sách đánh giặc của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi; nhận xét tổ chức quản lý đất nước thịi Hậu Lê, thành tựu giáo dục, văn hóa khoa học thịi Hậu Lê, giải thích kết quả của chiến thắng Chi Lăng, kết quả chính sách giáo dục của nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tơng là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này.

- Năng lực tìm tịi khám phá lịch sử- tìm hiểu lịch sử

Nội dung Biểu hiện

Phát hiện vấn đề lịch sử Nêu thắc mắc, câu hỏi đơn giản về sự kiện, nhân vật lịch sử

Thu thập thông tin để giải quyết - Quan sát, tra cứu tài liệu học tập (sách giáo khoa, đoạn tư liệu), đọc kí hiệu bản đồ... ở mức độ đơn giản.

- Ghi lại những dữ liệu thu thập được ở mức đơn giản.

Nhận xét, đánh giá, rút kết luận Nêu được ý kiến phân tích, so sánh, đánh giá đơn giản về sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ: Để từng bước hình thành cho HS năng lực tìm tịi, khám phá lịch sử, khi dạy bài 25 “Quang Trung đại phá quân Thanh” năm 1789 (lớp 4), giáo viên hướng dẫn HS phát hiện vấn đề lịch sử, thông qua thắc mắc: Những chi tiết nào trong bài thể hiện quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh? Dựa vào hướng dẫn của giáo viên, HS thu thập thông tin để giải quyết. Các em quan sát, tra cứu lược đồ trong sách giáo khoa, nội dung phần chữ viết trong sách giáo khoa, ghi lại những ý chính để trình bày ý kiến của

mình trong thảo luận. Thơng qua trao đổi thảo luận, các em sẽ thấy rõ quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung thể hiện ở một số chi tiết: Hành quân bộ từ Huế ra Bắc, tiến quân trong dịp Tết, cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa...Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn HS rút ra kết luận, đánh giá: quyết tâm đánh giặc của Quang Trung và quân sĩ thể hiện ở tinh thần vượt khó khăn vất vả hành quân bộ vào dịp Tết. Lợi dụng dịp Tết, quân giặc chủ quan, ông đã vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo khi tấn công đồn Ngọc Hồi, Đống Đa thể hiện tài quân sự của Quang Trung. Làm như vậy, giáo viên dần dần hình thành năng lực tìm tịi, khám phá lịch sử.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Nội dung Biểu hiện

Vận dụng kiến thức vào thực

hành bộ môn Biết sử dụng đồ dùng trực quan ở mức độ đon giản (tômàu bản đồ, lập bảng so sánh, điền vào ô trống trong sơ đồ...)

Vận dụng kiến thức cũ hiểu

kiến thức mới - Tái hiện kiến thức cũ - So sánh với kiến thức mói - Rút kết luận (ở mức đơn giản) Vận dụng kiến thức thực tế vào

cuộc sống - Rút kinh nghiệm, bài học của sự kiện, hiện tượng lịch sử ở mức đơn giản

- Sưu tàm tranh ảnh, tài liệu về sự kiện lịch sử - Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động bảo vệ di tích lịch sử, văn hố,...

Trình bày quan điêm của bản

thân về vấn đề lịch sử Nêu được ý kiến cá nhân khi đánh giá một sự kiện,hiện tượng lịch sử ở mức đơn giản Ví dụ: Sau khi học xong bai 11 “Nhà Trần thành lập” (lớp 4), giáo viên hướng dẫn HS về nhà điền vào sơ đồ thể hiện tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần. Để làm bài tập, HS phải vận dụng những kiến thức đã học để điền vào sơ đồ. Việc làm này giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời từng bước rèn luyện cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực hành bộ môn.

Hoặc qua việc hướng dẫn HS lập bảng so sánh đơn giản về vị trí, địa thế vùng đất Hoa Lư và Đại La, HS được tập dượt vận dụng kiến thức cũ để hiểu kiến thức mới, thấy được lợi thế của vùng đất Đại La. Hoặc, khi dạy học bài 6 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (lớp 5), trên cơ sở biết lí do vì u nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành ra đỉ tìm đường cứu nước và những chi tiết thể hiện ý chí quyết tâm của Bác, HS sẽ rút ra cho bản thân bài học về sự quyết tâm trong học tập

dưới sự hướng dẫn của giáo viên ... Mặt khác, qua bài học các em nhận thức được vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử, các em sẽ thấy rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, gìn giữ. Những việc này sẽ góp phần rèn luyện cho HS năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w