- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
2.3.1. Vai trị của hoạt động ngoại khóa
Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, bên cạnh các hoạt động nội khóa - hình thức dạy học cơ bản - cịn có các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực đối với việc bồi dưỡng nhận thức, phát triển kĩ năng, định hướng thái độ để góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực môn học và giáo dục phẩm chất, đạo đức cho HS. Hoạt động ngoại khóa góp phần quan trọng cùng với các bài lên lớp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ bộ môn.
Hoạt động ngoại khóa được tiến hành chủ yếu ngồi giờ học trên lớp, tuy nhiên, nội dung và chủ đề hoạt động này phải sát với nội dung học chính khóa và được quy định trong chương trình mơn học. Hoạt động ngoại khóa có hai đặc điểm nổi bật: tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực, độc lập, năng khiếu
của HS trong lĩnh vực lịch sử.
Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa lớn đói với HS: - Bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà HS thu nhạn trên lớp. Trong q trình hoạt động ngoại khóa, giáo viên và HS được rèn luyện làm việc với khơng chỉ sách giáo khoa mà cịn các tài liệu học tập khác thông qua việc thu thập, lựa chọn, xử lí các nguồn tài liệu và thơng tin.
- Góp phần lớn trong việc giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của HS, giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỉ luật và tinh thần tương thân tương ái. Các hoạt động ngoại khóa thường gắn việc học tập lịch sử của HS với đời sống, tạo trách nhiệm cho HS đối với cộng đồng và xã hội.
- Góp phần phát triển năng lực HS. Với hoạt động ngoại khóa, HS được lựa chọn và tham gia hoạt động phù hợp với sở thích và trình độ của mình. Sự tự
nguyện trong tham gia hoạt động ngoại khóa đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của HS. Đây là một trong những thành phần quan trọng của năng lực.
Tuy nhiên, để có thể phát huy tốt vai trị, hoạt động ngoại khóa cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động nội khóa, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chung của bài học, khóa trình hay chương trình của lớp học, cấp học. Nếu không thực hiện tốt điều này, việc tiến hành bài học nội khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ rời rạc, không gắn kết, hiệu quả thấp mà tốn kém. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa càn có sự gắn kết với hoạt động giáo dục của gia đình, xã hội, tạo cơ sở để nhà trường gắn với đời sống xã hội. Kết quả của hoạt động ngoại khóa khơng chỉ giáo dục HS mà cịn đóng góp cho hoạt động của địa phương, cộng đồng.