- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
2.3.2. Nội dung của hoạt động ngoại khóa
Nội dung hoạt động ngoại khóa bao giờ cũng xuất phát từ những kién thức cơ bản, quan trọng của chương trình mà trong giờ học nội khóa, với thịi gian có hạn, khơng hồn thành được hết các u cầu về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển HS.
Do hoạt động ngoại khóa mang tính chất tự ngun nên nội dung và cách thức tiến hành cần phải linh hoạt theo hai hướng chính:
- Làm phong phú, sâu sắc những kiến thức lịch sử mà HS đã thu nhận trong nội khóa, nhất là những vấn đề cơ bản của khóa trình lịch sử. Đó là: Những sự kiện lớn tiêu biểu; Cuộc địi và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử có đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội; Những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học, văn học nghệ thuật, lao động sản xuất,...
- Những vấn đề lịch sử địa phương và cơng tác cơng ích xã hội. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dựa vào tài liệu lịch sử địa phương nhằm làm phong phú bài học về lịch sử dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, yêu quý q hương. Bên cạnh đó, cơng tác cơng ích xã hội nhằm gắn dạy học lịch sử với cuộc sống.
Nội dung các hoạt động ngoại khóa theo định hướng trên có tác dụng thiết thực trong củng cố, bổ sung kiến thức, bên cạnh đó, hình thành ý thức cơng dân,
góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn và tham gia cơng tác ơng ích xã hội. Thơng qua hoạt động ngoại khóa, HS có nhiều cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học,...