Vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn theo hướng phát

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 38 - 45)

I. Vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS

3. Vận dụng các phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.1. Vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn theo hướng phát

triển năng lực người học

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng có vai trị quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học. Với môn Lịch sử ở tiểu học, các phương pháp dạy học đặc trưng như quan sát, hỏi - đáp, kể chuyện, thảo luận,... là những phương pháp quan trọng trong dạy học Lịch sử. Dạy học theo hướng phát triển năng lực khơng có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng.

a) Phương pháp quan sát

- Khái niệm: Quan sát là phương pháp giáo viên tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm; qua đó rút ra những kết luận khoa học.

- Tác dụng: Đối với HS tiểu học, dù là lớp 4,5 thì tư duy trực quan, cụ thể chiếm ưu thế lớn trong việc lĩnh hội tri thức. Vì vậy, quan sát là phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao. Thông qua việc tổ chức cho HS quan sát, sẽ hình thành ở các em những khái niệm và biểu tượng lịch sử sinh động, đầy đủ và chính xác. Quan sát cũng hình thành ở HS năng lực tư duy và ngơn ngữ .

Mặt khác, đối tượng học tập của môn Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ và tồn tại một cách khách quan, việc quan sát tranh ảnh, mơ hình hay xem video, clip hoặc phim lịch sử, sẽ giúp các em tái hiện lại quá khứ nên các em có thể tri giác một cách dễ dàng. Vì vậy, quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Lịch sử ở tiểu học.

- Các bước tiến hành

Có thể tổ chức cho HS quan sát theo các trình tự sau:

- Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. Đối tượng quan sát có thể là bản đồ,

sơ đồ, mơ hình, vật thật hoặc video clip, phim lịch sử ... căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp.

- Bước 2: Xác định mục đích quan sát. Tùy từng đối tượng mà mục đích

quan sát phải đạt được mục đích nào?

- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn quan sát

Có thể tổ chức cho HS quan sát theo nhóm, cá nhân hoặc cả lớp, tùy thuộc vào số phương tiện dạy học có được. Các nhóm có thể cùng quan sát đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập, hoặc mỗi nhóm có thể một đối tượng quan sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng. Thông thường khi sử dụng phương pháp quan sát, giáo viên hướng dẫn HS sử dụng thị giác để quan sát các đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch. Khi quan sát, giáo viên hướng dẫn HS quan sát đối tượng theo một trình tự nhất định: từ tổng thể đến chi tiết; cần liên hệ với các sự kiện, hiện tượng trước đó để tìm ra những điểm giống nhâu, khác nhau giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát

Kết thúc quan sát, từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến.

- Bước 5. Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung

Giáo viên chính xác hóa kết quả quan sát, rút ra kết luận khoa học - Ví dụ minh họa: Bài “Chiến thắng Chi Lăng” (lớp 4)

+ Đối tượng quan sát là tranh ảnh, lược đồ ải Chi Lăng;

+ Mục đích quan sát: nhận biết địa hình phức tạp của ải Chi Lăng

+ Hướng dẫn HS quan sát: Quan sát lược đồ trận Chi Lăng, tranh ảnh địa hình Chi Lăng, qua đó lí giải vì sao nghĩa qn Lam Sơn lại chọn ải chi Lăng làm điểm quyết chiến lược với quân Minh xâm lược.

+ Thông qua quan sát và trao đổi trong nhóm, HS thống nhất ý kiến và báo cáo kết quả quan sát: Địa hình Chi Lăng hiểm trở, núi cao, đường nhỏ hẹp, khe sâu, quân giặc kéo quân vào thì dễ nhưng khi bị tập kích khó đường rút qn.

+ Qua báo cáo kết quả quan sát của các nhóm, giáo viên kết luân chung: Nghĩa quân Lam Sơn đã biết lợi dụng địa hình Chi Lăng hiểm trở, núi cao, vách dốc đứng, đường nhỏ, khe hẹp, vực sâu để mai phục địch và đánh tam quân Minh xâm lược.

- Khái niệm: Hỏi- đáp là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cuộc đối thoại giữa giáo viên với HS, giữa HS với nhau, dựa trên hệ thống câu hỏi, nhằm dẫn dắt HS đi đến những kết luận khoa học, hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đề về nội dung học tập, về cuộc sống xung quanh.

- Tác dụng

+ Thông qua việc hỏi- đáp, giáo viên tạo và đáp ứng nhu cầu nhận thức cho HS và các em được tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra.

+ Qua việc hỏi- đáp, giáo viên có thể dễ dàng nắm được năng lực học tập, trình độ nhận thức của HS, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy để nâng cao hiệu quả dạy học.

+ Khi sử dụng phương pháp hỏi- đáp, tạo cho khơng khí học tập sơi nổi hơn; HS tích cực, hứng thú hơn; qua đó, góp phần phát triển năng lực tư duy độc lập của HS, thúc đẩy tính tích cực và năng lực diễn đạt bằng lời của các em.

+ Hỏi - đáp là phương pháp khiến HS có cơ hội chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của mình với bè bạn.

- Các hình thức hỏi đáp

Tùy theo yêu cầu sư phạm, giáo viên có thể sử dụng nhiều cách hỏi - đáp khác nhau. Tuy nhiên, ở tiểu học có thể sử dụng 3 hình thức hỏi - đáp sau:

+ Hỏi- đáp tái hiện: Loại câu hỏi này thường sử dụng để kiểm tra bài cũ, ôn tập hoặc khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của HS làm điểm tựa cho việc lĩnh hội tri thức mới của bài học.

+ Hỏi - đáp tìm tịi khám phá. Dạng câu hỏi này có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo của HS. Đó là những câu hỏi yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để suy luận, giải thích được nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các dạng câu hỏi. Tuy nhiên khuyến khích dạng câu hỏi tìm tịi khám phá. Đồng thời, giáo viên cũng nên khuyến khích HS đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của mình và dẫn dắt các em cách tự giải đáp. Đó là cách phát triển năng lực học tập của các em.

Hỏi- đáp tái hiện

- Khi dạy bài “Nước Âu Lạc” (lớp 4), giáo viên có thể đặt câu hỏi: Nhà nước đầu tiên của ngưịi Việt có tên là gì? Ai là người lập ra nhà nước đó? Người Lạc Việt chế tạo được những loại cơng cụ nào?

- Bài “Nhà Trần thành lập” (lớp 4), khi nói về Trần Cảnh - vua đầu tiên của nhà Trần, có thể đặt câu hỏi: Vua đầu tiên của nhà Lý là ai?/Ai là người lập ra triều Lý ? Để HS tái hiện lại kiến thức đã học từ những bài trước.

Hỏi - đáp tìm tịi khám phá

- Bài “Cách mạng mùa thu” (lớp 5), khi nói về Cách mạng tháng Tám năm 1945, có thể đặt câu hỏi tìm tịi, khám phá: “Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?”

- Bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” (lớp 5), nói về khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám, có thể đặt câu hỏi: “Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc?”

- Bài “Quang Trung đại phá quân Thanh” (lớp 4), khi quân sĩ tiến đến Tam Điệp, Quang Trung cho quan ăn Tết trước, có thể hỏi: “Việc vua Quang Trung cho quân ăn Tết trước có ý nghĩa như thế nào?”...

c) Phương pháp kể chuyện

- Khái niệm: Kể chuyện là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ,... để hình thành một biểu tượng, một khái niệm với niềm tin sâu sắc. Kể chuyện là phương pháp được dùng thường xuyên khi dạy học lịch sử ở tiểu học. Kiến thức lịch sử được chuyển tải qua các câu chuyện góp phần hình thành những biểu tượng, khái niệm về các nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ.

- Tác dụng

+ Kể chuyện là phương pháp truyền tải kiến thức bài học đến HS một cách hữu hiệu. Thông qua cách kể, những khái niệm trừu tượng nhất, những câu chuyện, trận đánh xảy ra xa xôi trong quá khứ cũng trở nên dễ hiểu và gần gũi với HS, nhất là HS tiểu học.

+ Kể chuyện tạo nên bức tranh sinh động về quá khứ, đó là những biến cố lịch sử, những nhân vật nổi tiếng, những trận đánh vang dội, những vùng đất xa lạ, những hiện tượng tự nhiên, xã hội,... góp phần hình thành những biểu tượng và khái niệm sâu sắc.

+ Phương pháp kể chuyện còn tạo ra niềm tin vào chân - thiện - mĩ và sự sáng tạo của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên.

+ Kể chuyện là còn rèn cho HS khả năng diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngơn ngữ của mình, góp phần phát triển tư duy ngơn ngữ cho các em.

- Các hình thức kể chuyện:

+ Giáo viên trực tiếp kể chuyện, qua đó cung cấp thơng tin về nội dung bài học

+ HS tham gia kể chuyện sau khi đã tìm hiểu bài học, đã tham khảo thông tin, câu chuyện qua các tài liệu.

+ Kể chuyện kết hợp với các phương tiện nghe nhìn dưới dạng dẫn chuyện hoặc minh họa.

Ví dụ minh họa

- Khi dạy bài Nước Văn Lang hay bài Nước Âu Lạc (lớp 4), giáo viên có thể trực tiếp kể hoặc gợi ý để HS kể về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Thánh Gióng, Mị Châu - Trọng Thủy... Qua các câu truyện kể, HS nhận biết và ghi nhớ được tên nhà nước đầu tiên của người Việt cổ, ai là người lập ra nhà nước đầu tiên đó; các em cũng nhận thức được nguyên nhân nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm.

- Bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” (lớp 4), giáo viên hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu tư liệu rồi tự thiết kế cách kể về trận chiến trên sông Bạch Đằng. Thông qua sự chuẩn bị của HS và cách kể của mình, các em đã hiểu lịch sử và phát triển năng lực tìm tịi, khám phá.

- Bài “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên khơng” (lớp 5), HS cũng dễ dàng tìm hiểu tư liệu, tranh ảnh, clip. Trên cơ sở những tư liệu tìm kiếm được, nhóm HS (nếu có điều kiện) có thể xây dựng clip về trận chiến này theo cách riêng của mình và kể lại cho các bạn. Thơng qua hoạt động xây dựng clip, kể chuyện, HS giải

thích được tại sao chiến thắng này được gọi là “Điện Biên Phủ trên không” d) Phương pháp thảo luận

- Khái niệm: Thảo luận là phương pháp dạy học giáo viên tổ chức cuộc đối thoại, trao đổi ý kiến giữa giáo viên vợi HS, giữa HS với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống, từ đó rút ra két luận khoa học.

- Tác dụng

+ Phương pháp thảo luận đã phát huy cao độ vai trị chủ thể tích cực của học sinh trong học tập. Qua làm việc vói các đối tượng học tập, qua bàn bạc, trao đổi ý kiến, quan điểm của mình với các bạn trong nhóm, trong lớp mà HS có thể chiếm lĩnh kiến thức của bài học bằng chính hoạt động của mình.

+ Phương pháp thảo luận đề cao sự hợp tác tích cực của HS, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp trong học tập, kĩ năng hợp tác và một số kĩ năng khác.

- Cách tiến hành

Có hai hình thức thảo luận: Thảo luận theo nhóm hoặc thảo luận cả lớp.

Thảo luận cả lớp

Đặc điểm của thảo luận cả lớp là HS giữ vai trị chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi. Nếu vấn đề đưa ra được phân tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau thì cần phải tranh luận sơi nổi để tìm ra kết luận. Làm được như vậy chứng tỏ giáo viên đã sử dụng phương pháp này thành công.

Tổ chức thảo luận cả lớp tiến hành theo các bước sau:

+ Xác định chủ đề thảo luận. Chủ đề thảo luận có thể là chủ đề mở, có thể xem xét ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quan điểm khác nhau. Tuyệt đối tránh những chủ đề thảo luận mà câu trả lời chỉ là “có” hoặc “khơng”

+ Tổ chức thảo luận: Giáo viên khuyến khích HS đưa ra ý kiến của mình, kể cả những ý kiến trái ngược nhau, đồng thời theo dõi tiến trình của cuộc thảo luận, hướng ý kiến của các em theo định hướng dự kiến.

+ Tổng kết: Hồn thiện kết quả thảo luận.

Thảo luận nhóm

+ Xác định chủ đề thảo luận. Tùy từng nội dung học tập, có thể cho các nhóm thảo luận cùng chủ đề hoặc mồi nhóm một chủ đề. Tuy nhiên nên cho ít nhất

hai nhóm thảo luận một chủ đề để khi tổng kết nội dung thảo luận, các nhóm có thể bổ sung cho nhau.

+ Chia nhóm. Tùy vào số lượng HS trong nhóm để chia thành các nhóm khác nhau; có thể chia theo vị trí bàn học. Thơng thường mỗi nhóm từ 4-6 HS.

+ Tổ chức thảo luận: giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm. Dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, các nhóm thảo luận và hồn thành nhiệm vụ được giao. Giáo viên theo dõi và kịp thịi giúp đỡ cac nhóm gặp khó khăn.

+ Báo cáo kết quả thảo luận. Kết thúc thời gian thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận; cả lớp lắng nghe và bổ sung.

+ Tổng kết: Trên cơ sở ý kiến của HS, giáo viên tổng họp và nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của vấn đề thảo luận

Ví dụ minh họa.

Có thể tổ chức thảo luận cả lớp hoặc thảo luận nhóm với các chủ đề sau: - Nêu những điểm độc đáo trong kế đánh giặc của Ngô Quyền (bài Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938- Lớp 4).

- Nêu những điểm giống nhau trong kế đánh giặc của Ngơ Quyền và Lê Hồn (bài cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất- lớp 4).

- Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tơng là những nhà văn hóa tiêu biểu cho thời Hậu Lê? (bài Văn học và khoa học thời Hậu Lê- lớp 4)

-Tại sao ngày 19- 8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? (bài Cách mạng mùa thu- lớp 5).

Tại sao nói: Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w