Một số yêu cầu đối với giáo viên khi dạy học lịch sử ở tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 30 - 34)

định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ban hành trong quá trinh triển khai nghị quyết số 40/2000/QH ngày 9-12-2000 của Quốc hội. Từ đó đến nay, chương trình đã góp phần quan trọng tạo nên nhiều thành tựu của giáo dục - đào tạo trong nhiều năm qua.

Bước sang thế kỉ XXI. Giáo dục và đào tạo được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước của nhiều quốc gia. Việc đổi mới giáo dục, đào tạo để đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực là điều cần thiết. Ở Việt Nam, hội nghị lần thứ VIII BCH trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) thơng qua nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có quan điểm “Chuyển mạnh q trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Tiếp đó, Quốc hội ra nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ngày 26-12-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thơng, bao gồm chương trình tổng thể, chương trình mơn học và hoạt động giáo dục. Chương trình và sách giáo khoa mới sẽ từng bước được triển khai từ năm học 2020- 2021 trở đi. Trong bối cảnh giao thời, đan xen giữa 2 chương trình (2000) và (2018), cần thiết phải thực hiện chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS ngay từ năm học này, thực hiện liên tục, không chờ đợi sách giáo khoa mới.

Theo chúng tôi, trong thời gian chuyển tiếp, để thực hiện chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS, việc dạy học lịch sử ở tiểu học cần chú ý một số yêu cầu như sau:

5.1. Nhận thức rõ vai trị của mơn Lịch sử trong giáo dục phổ thơng

có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung. Học tập lịch sử không chỉ giúp cho HS hiểu biết quá khứ, nhận thức được hiện tại mà còn hành động đúng trong tương lai. Bởi vì “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Lịch sử lấy kinh nghiệm của quá khứ, bài học sự thành cơng hay thất bại, về cái tốt, cái xấu vì sự tiến bộ hay lạc hậu... của lịch sử để giáo dục HS. Do đó học tập lịch sử là vô cùng cần thiết đối với thế hệ trẻ. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay, việc giáo dục cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc... là rất cần thiết. Mơn lịch sử có ưu thế trong cơng việc này, bởi vì con người thật, việc làm thật trong lịch sử có tác động mạnh mẽ tới trái tim mọi người mà khơng gị bó, gựợng ép. Mặt khác, học tập lịch sử cịn góp phần bồi dưỡng cho HS những phương pháp tìm hiểu lịch sử thơng qua nhận biết các loại tư liệu lịch sử và giá trị của chúng trong việc hiểu lịch sử, rèn luyện các thao tác phân tích, so sánh tổng hợp, khái quát, đánh giá khi làm việc với các nguồn sử liệu và thơng tin. Qua đó, trên cơ sở hiểu biết đúng lịch sử, góp phần hình thành cho HS các năng lực tự học, tìm tịi khám phá lịch sử, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Chính vì vậy, việc xác định vị trí của mơn lịch sử trong giáo dục phổ thơng nói chung, tiểu học nói riêng là vơ cùng cần thiết ở bối cảnh hiện nay. Đây là trách nhiệm của giáo viên bộ môn và các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục.

5.2. Nhận thức đúng và thể hiện rõ vai trò tổ chức, hướng dẫn, điềukhiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng cơng nghiệp 4,0 đã làm cho tri thức mà lồi người tích lũy được ngày càng nhiều. Vai trị của người thầy trong dạy học có sự thay đổi. Giáo viên từ người truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Giáo viên phải định hướng vào cơng nghệ, có trách nhiệm khơng phải chỉ vói việc dạy của bản thân, mà cịn cả với việc học của HS. Do đó, trong dạy học, giáo viên là người thiết kế các hoạt động và giao nhiệm vụ học tập cho HS, tổ chức HS làm việc. Đồng thời, giáo viên cũng là người hướng dẫn, huấn luyện HS quan sát, phân tích, tổng hợp thơng tin để chiếm lĩnh kiến thức. Mặt khác, giáo viên còn

phải là người tư vấn, cố vấn cho HS biết lựa chọn, phan biệt giá trị của nguồn thông tin, là trọng tài phán xử đúng, sai trước những ý kiến của các em. Chỉ có như vậy giáo viên mới giúp HS hình thành được kiến thức, rèn kĩ năng, định hướng thái độ đúng để từng bước hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực môn học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho các em.

5.3. Nắm vũng và khai thác triệt để kiến thức cơ bản trong chươngtrình, sách giáo khoa hiện hành để hình thành, phát triển năng lực học sinh trình, sách giáo khoa hiện hành để hình thành, phát triển năng lực học sinh trong dạy học

Kiến thức là cơ sở, nền tảng để tạo ra năng lực. Khơng có kiến thức thì khơng thể có năng lực. vì vậy, để hình thành và phát triển năng lực cho HS không thể xem nhẹ kiến thức. Chương trình lịch sử lớp 4, lớp 5 hiện hành yêu cầu HS nhận biết được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thòi gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay. Để thực hiện việc dạy học theo hướng phát triên năng lực HS, giáo viên phải nắm vững nội dung cơ bản của những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu đã nêu trong sách giáo khoa và khai thác triệt để những kiến thức đó thơng qua các phương pháp dạy học, cách thức tổ chức HS. Trong đó việc hướng dẫn, động viên HS hăng hái, tích cực tham gia vào giờ học, tự tìm kiếm, phát hiện vấn đề, trao đổi, thảo luận để lĩnh hội kiến thức và biết cách làm là cơ sở để hình thành năng lực cho HS.

5.4. Nắm vững những tiêu chí về kĩ năng trong chương trình hiện hànhkết hợp vói các năng lực mơn học trong chương trình mới kết hợp vói các năng lực mơn học trong chương trình mới

Kĩ năng là một biểu hiện, một điều kiện cần thiết, một yếu tố trong tổ hợp các yếu tố tạo nên năng lực học tập cho HS. Trong mục tiêu chương trình lịch sử lớp 4, lớp 5 hiện hành đưa ra có mục tiêu về kĩ năng. Đây chính là những gợi mở về các biểu hiện của năng lực cần rèn luyện, hình thành cho HS. Giáo viên cần bám sát những tiêu chí này kết hợp với nắm vững nội dung, biểu hiện của các năng lực mơn học cần hình thành cho HS tiểu học để lập kế hoạch dạy học và tiến hành các hoạt động dạy học.

môn trong dạy học lịch sử

Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống”. Tích hợp đã trở thành xu thế phát triển của chương trình giáo dục phổ thơng ở nhiều nước từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tích hợp càng được nhiều nước áp dụng rộng rãi. Bởi vì, tích hợp giữa kiến thức một số mơn gần gũi với nhau một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện bổ trợ lẫn nhau và tránh được sự trùng lặp, chồng chéo khơng cần thiết. Ở Việt Nam, trong q trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ những năm 90 và sau năm 2000 đã bước đầu thực hiện tích họp.

Tích hợp ở nhà trường hiện nay có nhiều hình thức và ở các cấp độ khác nhau:

- Tích hợp nội mơn: là sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức của môn học về mặt nội dung hay chủ đề. Ví như trong lịch sử là sự kết hợp giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.

- Tích hợp liên mơn: là sự kết hợp kiến thức giữa các môn học gần nhau như lịch sử và địa lí, văn học,...

- Tích hợp xun mơn: là sự kết họp kiến thức của các môn học gần gũi để xây dựng thành mơn học mới hoặc chủ đề mới.

- Tích hợp đa mơn: là sự kết họp kiến thức của các môn khoa học khác trong biên soạn sách giáo khoa hoặc dạy học để làm nổi bật một mơn học nào đó.

Trong dạy học lịch sư, tích hợp đa mơn là sử dụng kiến thức các môn khoa học khác gần gũi, phù hợp để dạy học tốt lịch sử. Bên cạnh kiến thức, quan điểm tích hợp cịn được thể hiện ở việc vận dụng các các hình thức tổ chức và phưcmg pháp dạy học.

Nếu hiện nay, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu diễn ra ở trên lớp, thì quan điểm tích hợp địi hỏi phải kết họp các hoạt động giáo dục trên lớp với ngoài lớp. Đối với phương pháp dạy học, thực hiện tích họp u cầu giáo viên khơng chỉ kết

hợp lý thuyết với thực hành, gắn kiến thức với đòi sống xã hội, mà còn phải sử dụng đa dạng, nhuần nhuyễn các phương pháp, các cách dạy học để đạt được mục tiêu đề ra. Ở tiểu học, chương trình lịch sử lớp 4,5 đã bước đầu thực hiện tích hợp liên mơn. Phần đầu của SGK lớp 4 là một số bài chung, sau đó đến phần lịch sử và địa lý. Trong các bài học lịch sử, kiến thức địa kí được ghép vào các nội dung; ví như, khi trình bày về sự kiện, hiện tượng lịch sử đều đặt chung vào trong bối cảnh

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w