Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đạ

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 45 - 63)

I. Vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS

3. Vận dụng các phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đạ

a) Phương pháp đóng vai

- Khái niệm: Phương pháp đóng vai là cách tổ chức cho HS tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng, có thể khơng cần kịch bản hoặc luyện tập trước.

- Tác dụng:

học tập thoải mái và hấp dẫn hơn, thực hiện yêu cầu “chơi mà học”; + Phương pháp đóng vai khai thác được kinh nghiệm sống của HS

+ Trong diễn xuất, HS cảm xúc với vai diễn nào đó, phát huy trí tưởng tượng và xâm nhập vào cuộc sống để tìm ra cách giải quyết, qua đó rèn kĩ năng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên và hợp lí, hoặc học tập tính cách của các nhân vật lịch sử. + Đóng vai là phương pháp học tập mang tính sáng tạo. Thơng qua vai diễn của mình, HS tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực, đồng thời HS thoải mái, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.

- Cách tiến hành

Tổ chức cho HS đóng vai, có thể thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Lựa chọn tình huống

Bước 2. Chọn người tham gia. Bước 3. Chuẩn bị diễn xuất. Bước 4. Thể hiện vai diễn. Bước 5. Đánh giá kết quả.

Ở bước lựa chọn tình huống, khơng chỉ giáo viên mà HS cũng tham gia. Tình huống lựa chọn sao cho các vai diễn nên dễ thể hiện hành động, cảm xúc, sắc thái, khơng nên gị ép hoặc q cầu kì.

Các tình huống lựa chọn hoặc các tiểu phẩm mang tính lịch sử nên có nhiều đối thoại để khai thác được vốn sống của HS, đồng thời qua vai diễn, HS học tập các nhân vật lịch sử một cách tự nhiên.

Ví dụ minh họa

Bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Ngun” (lớp 4)

- Tình huống: Qn xâm lược Mơng - Nguyên lăm le xâm lược nước ta, vua Trần triệu tập các lực lượng để bàn việc nước.

- Phân công người tham gia diễn xuất, gồm các vai: Vua, Trần Thủ Độ, vài HS khác đóng vai quân sĩ, nhân dân.

- Chuẩn bị diễn xuất. Các thành viên được phân vai suy nghĩ về vai diễn của mình và chuẩn bị lời nói, hành động của vai diễn.

dõi, cổ vũ và bình luận.

- Đánh giá kết quả. Giáo viên và HS nhận xét, đánh giá chất lượng diễn xuất, khen thưởng.

Một sổ tình huống ở các bài khác:

- Tình huống; Quyết tâm tiêu diệt quăn Tống xâm lược (bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai, lớp 4).

- Tình huống Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (bài “Nghĩa quân Tây Son tiến ra Thăng Long, lớp 4).

- Tình huống Trương Định phất cờ “Bình Tây” chống quân xâm lược (bài “Bình Tây Đại ngun sối Trương Định”, lớp 5),...

b) Phương pháp dạy học theo dự án

- Khái niệm

Trong tiếng Anh “Project” có nghĩa là dự án, đề án hay kế hoạch. Khái niệm dự án được hiểu là một dự định, một kế hoạch được thực hiện trong một khoảng thời gian với những phương tiện, điều kiện vật chất và nhân lực nhất định nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Khái niệm dự án thường được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng dự án vào giáo dục đã cho ra đời một phương pháp dạy học mới - phương pháp dạy học theo dự án (Project Method). Theo cách tiếp cận này, dạy học theo dự án được hiểu là cách thức giáo viên tổ chức cho HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có tính thực tiễn cao hoặc gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, HS là người tự lập kế hoạch, chủ động thực hiện, sáng tạo ra các sản phẩm nhất định và đánh giá kết quả đạt được. Do vậy học tập dựa trên dự án được hiểu là học trong hành động và HS là người tích cực, chủ động giành lấy kiến thức. Từ những cách hiểu trên, có thể khái quát: Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ tự lực giải quyết một bài tập tình huống cố thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, với hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, có tạo ra các sản phẩm cụ thể để gỉới thiệu, trình bày.

- Mục tiêu học tập mang tính định hướng rất rõ ràng: định hướng nhiệm vụ HS phải thực hiện và định hướng sản phẩm phải hoàn thành như: bài viết, tập ảnh sưu tầm, bài trình chiếu, thiết kế trang web, ấn phẩm...

- Chủ đề của dự án gắn liền với hồn cảnh cụ thể, xuất phát từ những tình huống của thực tiễn đời sống xã hội hoặc gắn liền với lợi ích của HS. Nội dung kiến thức được sử dụng trong thực hiện dự án là mang tính khái qt, tổng hợp hay mang tính liên mơn (nhiều mơn học khác nhau).

- Tác dụng. Phương pháp dạy học theo dự án có những tác dụng sau:

+ Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hiệu quả trong việc gắn những nội dung kiến thức với thực tiễn cuộc sống, gắn lí thuyết với thực hành, gắn kết mơi trường học tập nhà trường với môi trường xã hội. Trong quá trình thực hiện dự án HS có cơ hội được vận dụng các kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn, thực hiện “học đi đơi với hành”.

+ Mục đích của học tập lịch sử là hiểu quá khứ, định hướng hành động trong hiện tại và tương lai. Qua việc thực hiện các dự án HS nhận thức được mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại, rèn luyện kĩ năng sống và có phương pháp học tập bộ mơn đúng đắn, khắc phục được quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần “học thuộc lòng” và ghi nhớ các sự kiện.

+ Dạy học theo dự án cịn kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, cịn mang tính dịnh hướng thực tiễn, định hướng hành động, định hướng sản phẩm và địi hỏi tính tự lực cao của người học, sự cộng tác làm việc để giải quyết nội dung mang tính phức hợp. Thơng qua hoạt động dự án, HS được rèn luyện lã năng hợp tác trong làm việc, kĩ năng giải quyết vấn đề - những yếu tố cơ bản để phát triển năng lực của người học.

- Cách tiến hành

Trên thế giới có khá nhiều quan đỉểm khác nhau về phân chia các giai đoạn trong tiến trình dạy học theo dự án. về cơ bản, có các bước sau:

Bước 1. Chọn chủ đề cho dự án. Giáo viên lựa chọn trong chương trình tìm ra những nội dung có gắn với thực tiễn để triển khai dự án; từ đó, phân chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS lựa chọn đề tài. Chủ để của dự án phải là

những vấn đề liên quan đến nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà HS quan tâm. Bước 2. Xây dựng đề cương GV hướng dẫn HS lập kế hoạch xác định mục tiêu, những việc cần làm, phương pháp thực hiện, thịi gian dự kiến, kinh phí...

Bước 3. Thực hiện dự án Nhóm HS dưới sự hướng dẫn của GV sẽ tập trung vào thực hiện nhiệm vụ được giao như thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, tập hợp dữ liệu để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án.

Bước 4. Thu thập kết quả và trình bày dự án Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng và trình bày dưới dạng khác nhau như bài trình chiếu đa phương tiện, tranh ảnh, thiết kế website, tờ rơi, poster... Những sản phẩm đó sẽ được nhóm HS báo cáo trước lớp, trước trường...

Bước 5. Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm Sau khi trình bày báo cáo, các nhóm HS sẽ đánh giá lẫn nhau, bản thân thành viên trong nhóm HS đánh giá, GV đánh giá và rút ra những kinh nghiệm cho lần thực hiện các dự án sau.

Để sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học lịch sử ở tiểu học có hiệu quả cần lưu ý:

- Dạy học theo dự án chỉ phù hợp với những nội dung nhất định trong mơn Lịch sử, vì thế khơng phải bài học nào cũng sử dụng phương pháp này. Mặt khác, là dự án nên cần thiết phải có thời gian, có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

- Để dự án được khả thi, giáo viên cần định hướng sản phẩm rõ ràng và phù hợp với điều kiện dạy học: Trong mơi trường dạy học có sự hỗ trợ đầy đủ của công nghệ, giáo viên môn Lịch sử cần phối hợp cùng giáo viên Tin học hướng dẫn HS cách sử dụng phần mềm hỗ trợ việc học tập (sử dụng phần mềm Microsoft Office Power Point thiết kể bài trình chiếu, sử dụng phần mềm Microsoft Office Publisher thiết kế trang web, ấn phẩm). Trong mơi trường dạy học chưa có đủ máy tính, máy chiếu giáo viên cần “mềm hóa” u cầu sản phẩm dự án, ví dụ: bộ sưu tập tranh ảnh về một chủ đề hay một thời kì lịch sử, bài viết, câu hỏi, trò choi hoặc xây dựng một chương trình phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia...

- Thiết kế tiêu chí đánh giá cho mỗi loại sản phẩm và công bố từ lúc bắt đầu dự án để định hướng cho người học thành công đồng thời tạo cơ hội cho người học

tự đánh giá.

Tóm lại, học tập theo dự án là cách học trong đó HS thực sự chủ động chiếm lĩnh kiến thức và được rèn luyện nhiều kĩ năng: khai thác, tìm kiếm, chọn lựa thơng tin; thuyết trình; trao đổi, thảo luận; đánh giá, nhận xét; sử dụng phương tiện cơng nghệ trong thiết kế, triển khai và trình bày sản phẩm. Đặc biệt HS còn được rèn luyện các kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, cộng tác nhóm, kĩ năng trao đổi, chia sẻ thơng tin, kĩ năng tự định hướng, tự điều chỉnh và xử lý tình huống... Các kĩ năng này giúp HS tự tin và thành công trong cuộc sống sau này. Việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án là thực sự cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.

- Ví dụ minh họa

Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hiện đại và có rất nhiều ưu thế. Tuy nhiên, với HS tiểu học, tư duy lịch sử cịn hạn chế, vì thế khơng nên máy móc bắt buộc HS phải tuần tự thực hiên các bứơc theo dự án mà có thể mềm hóa trong các khâu. Mặt khác yêu cầu HS tự xác định chủ đề của dự án cũng là việc khó, vì thế trên cơ sở nội dung bài hoc/ từng phần, giáo viên đưa ra gọi ý các chủ đề dự án để các em trao đổi và lựa chọn

Trong chương trình lịch sử lớp 4 ở học kì I, ngoài phần Buổi đầu dựng nước và giữ nước, HS học 17 tiết lịch sử Việt Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ XV. Nội dung của các tiết học này đề cập những sự kiện lịch sử điển hình của dân tộc ta ở thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và các triều đại phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã được thiết lập qua các bài học, giáo viên và HS cùng lên chương trình thiết lập dự án để chuẩn bị cho bài ơn tập.

Có thể xâv dựng chủ đề dự án:

Dự án 1. Những tẩm gương nổi bật trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ 1 đến X Mục tiêu của dự án: kể tên một số nhân vật lịch sử điển hình ở thời kì này và những đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc.

Dự án 2. Theo dòng lịch sử

dân ta trong thời kì này.

Trên cơ sở 2 dự án, các nhóm tùy chọn hoặc giáo viên phân cơng chuẩn bị. - Xây dựng đề cương

Giáo viên hướng dẫn HS lập kế hoạch xác định mục tiêu, những việc cần làm, phương pháp thực hiện, thời gian dự kiến,...

Dự kiến sản phẩm có thể là:

- Bộ câu hỏi, trị chơi cho các phần thi của chương trình Theo dịng lịch sử, trình bày trên giấy cho người chơi bốc thăm và trả lời.

- Tập tranh ảnh và bài viết giới thiệu ngắn gọn về các anh hùng dân tộc hoặc các cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến.

- Bài thuyết trình hoặc bài hùng biện về 2 chủ đề trên

- Bài trình chiếu (trên Power Point) thể hiện tồn bộ nội dung dự án. - Thực hiện dự án

Nhóm HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tập trung vào thực hiện nhiệm vụ được giao như thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, tập hợp dữ liệu để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án.

- Thu thập kết quả và trình bày dự án

Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng và trình bày dưới dạng khác nhau như bài trình chiếu đa phương tiện, tranh ảnh, thiết kế website, tờ rơi, poster... Những sản phẩm đó sẽ được nhóm HS báo cáo trước lớp, trước trường...

- Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm

Sau khi trình bày báo cáo, các nhóm HS sẽ đánh giá lẫn nhau, bản thân thành viên trong nhóm HS đánh giá, giáo viên đánh giá và rút ra những kinh nghiệm cho lần thực hiện các dự án sau.

Một số dự án khác

- Dự án: Quảng bá phố cổ Hội An (bài 23-Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII; lớp 4).

- Dự án: Giới thiệu với bạn bè quốc tế về Văn miếu Quốc Tử Giám hoặc kinh thành Huế (bài 18- Trường học thời Hậu Lê; bài 28- Kinh thành Huế; lớp 4).

- Dự án “Chín năm làm một Điện Biên” (bài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Lớp 5)

- Dự án “Con đường huyền thoại” (bài Đường Trường Sơn. Lớp 5),...

c) Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Khái niệm: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên hoặc HS tạo ra những tình huống có vấn đề, giáo viên điều khiển HS hoặc HS tự phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề, thơng qua đó nắm được kiến thức mới và phương pháp để đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học.

Điều kiện để phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có thể được tiến hành là cần tạo ra tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người gặp phải những khó khăn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng khơng phải ngay tức khắc bằng những hiểu biết vốn có, mà địi hỏi phải lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, phải trải qua một q trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

- Tác dụng

- Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, HS sẽ xem xét, đánh giá, nhận thức được vấn đề cần giải quyết.

- Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tịi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

- Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức; được làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nếp suy nghĩ độc lập, sáng tạo, biết liên hệ và sử dụng những kiến thức đã có trong việc

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 45 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w