cần khai thác và dạy học tốt các kiến thức này để HS biết rõ những nội dung đang học. Song bản thân lịch sử là sự tích hợp, do đó bên cạnh kiến thức địa lý, giáo viên có thể sử dụng kiến thức văn học, nghệ thuật... để dạy học các thành tựu văn học, khoa học
5.6. Kết nối bài học với thực tiễn một cách đa dạng
Đây là biểu hiện của năng lực thứ ba, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều này được thể hiện ở các công việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào hoạt động thực hành, vận dụng vào kiến thức cũ hiểu kiến thức mới, vận dụng kiến thức vào lý giải những vấn đề của cuộc sống.
Dạy học lịch sử ở tiểu học chương trình hiện hành, giáo viên cần kết nối ở tất cả các chương, bài để giúp HS biết thực hiện các hoạt động thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức... Qua đó các em biết gắn lịch sử quá khứ với đời sống hiện thực hôm nay nhằm nâng cao chất lượng môn học. Muốn vậy, cần tăng cường các hoạt động học tập cho HS ở trên lớp và ngoài lớp thơng qua giao bài tập, tổ chức trị chơi, trao đổi thảo luận, tổ chức trải nghiệm ...
Trên đây là một số vấn đề chung về yêu cầu dạy học lịch sử ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực HS.
II. Rà soát, bổ sung, sắp xếp các nội dung dạy học lịch sử trong chươngtrình hiện hành trình hiện hành
Việc rà sốt, bổ sung, sắp xếp các nội dung dạy học lịch sử trong chương trình hiện hành thực hiện theo các hướng:
- Việc dạy học lịch sử cần quan tâm hơn tới việc tích hợp trong các mơn học và hoạt động giáo dục. Tri thức lịch sử có thể được giới thiệu khơng chỉ ở sách
giáo khoa mà hồn tồn có thể được giới thiệu trong các bài học môn Tiếng Việt, bài học Đạo đức, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các sinh hoạt tập thể, các mối quan hệ tương tác giữa HS, nhà trường với địa phương, cộng đồng... Tích hợp các mơn học và hoạt động giáo dục trong dạy học lịch sử sẽ góp phần tránh sự trùng lặp kiến thức giữa các mơn học, tránh tính hàn lâm và tạo ra sự hấp dẫn của giáo dục lịch sử.
- Xác định các nội dung kiến thức lịch sử liên quan đến địa phương nhằm tăng cường nội dung giáo dục lịch sử địa phương với các mức độ và hình thức phù hợp.
+ Tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, nhà truyền thống của địa phương Tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, nhà truyền thống của địa phương là một hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp. Đối với những bài học có liên quan tới địa phương, nhà trường có thể tổ chức dạy học tại thực địa, hoặc tại bảo tàng, di tích lịch sử...Ví dụ, khi học về Chiến thắng Điện Biên Phủ, đối với HS tỉnh Điện Biên có thể tổ chức giờ học ngay tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ ở thành phố Điện Biên. Hoặc có thể tổ chức dạy học tại một trong nhiều địa danh lịch sử ở Điện Biên: hầm tướng Đờ cát-xtơ-ri, đồi Al...
Tổ chức dạy học tại thực địa là một hình thức tổ chức dạy học đem lại hiệu quả cao vì HS được tiếp xúc với một trực quan hết sức sinh động: cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất, di vật lịch sử... Từ đó, làm giàu cho các em những biểu tượng lịch sử cụ thể. Mặt khác, thông qua tiếp xúc thực tế như vậy, việc giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng, tình cảm với HS được thực hiện một cách tự nhiên. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học trên thực địa phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
+ Tổ chức dạy học các nội dung địa phương góp phần quan trọng đối với giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, bồi đắp tình u và lịng tự hào về quê hương, đất nước. Hình thức tổ chức dạy các nội dung địa phương có thể được tổ chức theo các hướng: liên hệ với nội dung bài học (những bài có nội dung liên quan đến địa phương), tổ chức dạy học trong các giờ học dành riêng cho nội dung địa phương... Trong những tiết học như vậy, GV có thể giới thiệu một, hoặc một số vấn đề về
lịch sử địa phương: Giới thiệu những sự kiện, nhân vật lịch sử, những nét tiêu biểu về truyền thống văn hoá địa phương (địa bàn tỉnh, xã hoặc huyện).
- Với những bài học trong sách giáo khoa thuộc chương trình hiện hành có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau, có thể sắp xếp, xây dựng thành một bài học được dạy trong 2 hoặc 3 tiết. Trong bài học này, trên cơ sở đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, có thể thiết kế các hoạt động mà sách giáo khoa hiện hành không quy định rõ nét như các yêu cầu về thực hành, vận dụng.
Ví dụ, kết hợp các bài học “Nước nhà bị chia cắt” và bài “Bến Tre đồng khỏi”; hoặc bài “Sấm xét đêm giao thừa” và “Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”...
PHẦN III. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨCDẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH