MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 134 - 140)

III. VÍ DỤ MINH HOẠ

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP

LỚP 4

1. Nội dung

Cân đối giữa các mạch kiến thức của 2 phần Lịch sử và Địa lí (50/50) và các mạch cụ thể của từng phần.

1. Phần Lịch sử (50 % nội dung): - Buổi đầu dựng nước và giữ nước

- Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập - Buổi đầu độc lập

- Nước Đại Việt thời Lý - Nước Đại Việt thời Trần

2. Mức độ (cả 2 phần Lịch sử và Địa lí) - Nhận biết (khoảng 60 %);

- Hiểu (khoảng 20 %);

- Vận dụng (khoảng 20 %) gồm:

+ Vận dụng 1 (khoảng 10%-15%): Vận dụng các kiến thức đã học để biết được mối liên quan giữa các yếu tố kiến thức lịch sử, kiến thức địa lí (ví dụ, mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên đối với sản xuất, điều kiện tự nhiên đối với sinh hoạt của cư dân ... ở phần Địa Lí).

Hoặc HS có thể viết, vẽ sơ đồ, lược đồ sa bàn các sự kiện, hiện tượng lịch sử địa lí.

+ Vận dụng 2 (khoảng 5 % - 10%): Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí HS tiểu học. Hoạt động này có thể thơng qua việc sưu tầm, tìm hiểu, giới thiệu tư liệu lịch sử, địa lí trên thực tế.

Cấu trúc một đề kiểm tra mơn Lịch sử và Địa lí học kì I có khoảng 10 câu, trong đó số câu tự luận khoảng 20% - 40% và số câu trắc nghiệm khách quan (điền khuyết, đối chiếu cặp đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn) khoảng 60% - 80%.

Bảng cấu trúc:

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Phần Địa lí 3 1 1 1

Phần Lịch sử 3 1

- Cấu trúc một đề kiểm tra định kì cuối học kì I nên có 10 câu (nên sắp xếp 50 % nội dung Lịch sử và 50 % nội dung Địa lí); các câu hỏi vận dụng (vận dụng 1 và vận dụng 2 trong cả đề thi mỗi mức độ chỉ nên sử dụng 1 câu - hoặc lịch sử hoặc địa lí).

- Các câu hỏi có nội dung bao quát ở mức độ sơ lược những vấn đề cơ bản, trọng tâm của nội dung chương trình, sách giáo khoa; đảm bảo các yêu cầu về mức độ.

Ví dụ minh họa: Một đề kiểm tra định kì học kì I lớp 4 (phần LS)

Câu 1. Hãy nối tên nước ở cột A vói tên nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng

a) Văn Lang 1. Đinh Bộ Lĩnh

b) Âu Lạc 2. Vua Hùng

c) Đại Cồ Việt 3. An Dương Vương

d) Đại Việt 4. Hồ Quý Ly

e) Đại Ngu 5. Lý Thánh Tơng

Câu 2. Khoanh trịn vào chữ cái trước ý đúng

Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông - Nguyên được thể hiện bằng các sự kiện:

A. Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân sự mạnh

B. Khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"

c. Tại điện Diên Hồng các bô lão đồng thanh hô "Đánh" D. Các chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát Thát"

E. Trước thế mạnh của địch, nhà Trần chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long.

Câu 3. Chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm (...) của đoạn vãn cho thích hợp.

a) dân cư không khổ b) đổi tên Đại La

c) ở trung tâm đất nước d) cuộc song ấm no d) được dời

g) từ miền núi chật hẹp

Vua thấy đây là vùng đất ……………(1) đất rộng lại bằng phẳng (2) ……….

vì ngập lụt, mn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được …….(3)thì phải dời đơ ………(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Mùa thu năm ấy, kinh đô ……..(5) ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền …………. (6) thành Thăng Long.

Câu 4. Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là "triều đại đắp đê"?

……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 5. Em hãy kể về một tấm gương yêu nước, dũng cảm thời Trần mà em yêu thích nhất.

*Phân tích đề. Trong đề kiểm tra nói trên (phần lịch sử):

1. Mức 1: câu 1, câu 2. 2. Mức 2: câu 3, câu 4

Ví dụ 2: Ma trận đề kiểm tra cuối học kì I, lớp 5

Cân đối giữa các mạch kiến thức của 2 phần Lịch sử và Địa lí (50/50) và các mạch cụ thể của từng phần.

- Phần Lịch sử (khoảng 50 % nội dung):

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược: Trương Định. + Đê nghị canh tân đất nước: Nguyễn Trường Tộ.

+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế. Phong trào cần Vương: Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,...

+ Sự chuyển biến trong kinh tế - xã hội Việt Nam và cuộc đấu tranh chống Pháp đầu thế kỉ XX.

+ Nguyễn Ái Quốc.

+ Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945: Xô Viết Nghệ lĩnh, Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập ngày 02/9/1945.

+ Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Mức độ (cả 2 phần Lịch sử và Đại ư>

Mức 1 (khoảng 40 %); Mức 2 (khoảng 30 %); Mức 3 (khoảng 20 %); Mức 4 (khoảng 10 %);

- Cấu trúc một đề kiểm tra mơn Lịch sử và Địa lí học kì I có khoảng 10 câu, trong đó số câu tự luận khoảng 40% và số câu trắc nghiệm khách quan (điền khuyết, đối chiếu cặp đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn ...) khoảng 60%.

- Cấu trúc một đề kiểm tra định kì cuối học kì I nên có 10 câu (50 % nội dung Lịch sử và 50 % nội dung Địa lí); ở mức 4 chỉ nên sử dụng 1 câu - hoặc nội Lịch sử hoặc nội dung Địa lí hoặc kết hợp cả nội dung Lịch sử và Địa lí.

- Các câu hỏi có nội dung bao quát những vấn đề cơ bản, trọng tâm của nội dung chương trình, đảm bảo các yêu cầu về các mức theo quy định của Thông tư 22.

Mạch nội dung Số câu và số điểm Mức 1 Mửc 2 Mức 3 Mức 4 Tổng KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL 1. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945). Số câu 1 1 2 0 Số điểm 1 1 2 2. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Số câu 1 2 1 2 Số điểm 1 2 1 2 3. Điều kiện tự nhiên Số câu 1 1 1 1 Số điểm 1 1 1 1 4. Dân số Số câu 1 1 0 Số điểm 1 1 5. Kinh tế Số câu 1 1 1 1 Số điểm 1 1 1 1 Số câu 2 4 3 1 6 4 Số điểm 2 4 1 3 1 6 4

3. Đề kiểm tra cuối học kì I: Mơn Lịch sử và Địa lí lớp 5 (phần LS)

(Thời gian làm bài 40 phút)

Câu 1. Nối tên nhân vật lịch sử ở cột A vói tên sự kiện lịch sử ở cột B cho đúng

Câu 2. Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thòi gian.

1/9/1858 3/2/1930 19/8/1945 2/9/1945

x x x x

Câu 3. Vì sao nói ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Câu 5. Trong những tấm gương dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

Đáp án đề kiểm tra cuối học kì I (phần LS)

Câu 1. Nối tên nhân vật lịch sử ở cột A với tên sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng: a- 2; b -4; c - 3; d- 5; e- 1.

Câu 2. Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thòi gian.

1/9/1858 3/2/1930 19/8/1945 2/9/1945

x x x x Ngày thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Ngày Quốc khánh

Câu 3. Vì sao nói ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Vì: Chính quyền cách mạng phải đương đầu với những khó khăn, thử thách: - Giặc ngoại xâm: các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết vói nhau bao vây và chống phá cách mạng.

- “Giặc đói”: nạn đói đã cưóp đỉ sinh mạng của hơn hai triệu người - “Giặc dốt”: hơn 90 % đồng bào không biết chữ.

Câu 4. Sử dụng các từ cho sẵn sau đây để điền vào cột A cho đúng: chiến dịch Biên Giới Thu - đơng 1950; b) Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến; c) chiến dịch Việt Bắc Thu - đông 1947; d) Tuyên ngôn độc lập; e) ngày 3-2-1930.

Câu 5. Trong những tấm gương dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

- Đây là câu hỏi mở, HS có thê nêu suy nghĩ của mình vê nhân vật lịch sử được học theo mấy ý:

+ Tên, tuổi nhân vật lịch sử

+ Giới thiệu ngắn gọn chiến cơng, thành tích của nhân vật. + Nêu được sự cảm phục, tự hào, noi gương nhân vật...

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 134 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w