Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 72 - 77)

II. Vận dụng các hình thức tể chức dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS

2. Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS

2.1. Thiết kế và tiến hành bài học lịch sử ở trên lớp theo hướng pháttriển năng lực HS triển năng lực HS

a) Quan niệm về bài học lịch sử

Để chuẩn bị bài học (thiết kế kế hoạch), trước hết giáo viên phải hiểu rõ những vấn đề chung về bài học lịch sử.

Khái niệm về bài học lịch sử: là một khâu trong q trình dạy học. Nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương trình, sách giáo khoa, góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu mơn học, cấp học và khóa trình. Bài học lịch sử là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập. Tiến hành bài học là điều tất yêu, bắt buộc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Những yêu cầu đối với bài học lịch sử:

+ Bài học lịch sử phải đảm bảo tính tồn diện (tính Đảng, tính khoa học) trong nội dung (thơng báo sự kiện lịch sử tin cậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh; qua các sự kiện lịch sử phải góp phần giáo dục thế hệ trẻ; tính cụ thể, chân thực, rõ ràng của sự kiện; nội dung bài học phải giúp HS hiểu được sự phát triển của xã hội, mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai)

+ Xác định nội dung cơ bản của bài học theo yêu cầu chung mà chương trình quy định cho tất cả HS.

+ Bảo đảm tính tồn diện của kế hoạch sư phạm (xác định rõ vị trí của bài học trong chương trình và ý nghĩa của nó trong việc hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, định hướng thái độ để góp phần phát triển năng lực chung, mơn học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức. Xác định rõ mục tiêu bài học; sử dụng thành thạo quy luật của quá trình nhận thức và giáo dục.

+ Tổ chức tốt hoạt động nhận thức tự giác, tích cực, độc lập của HS trong quá trình học tập (đặt ra trước HS mục đích hoạt động và kích thích việc học tập; sử dụng các dạng kích thích học tập khác nhau tương ứng với nội dung bài học và lửa tuổi HS)

+ Lựa chọn đúng, hợp lý các nguồn kiến thức, các phương tiện, phương pháp dạy học đối với từng phần của bài học cụ thể.

+ Thực hiện có hiệu quả việc định hướng thái độ để góp phần giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS.

- Mục tiêu (mục đích - yêu cầu) của bài học lịch sử

“Mục tiêu của bài học lịch sử chính là cái đích phải đạt đến mức độ được quy định là sự cam kết của thầy và trò trong dạy học” (1)

Mục tiêu của từng bài học lịch sử bao gồm ba mặt: hình thành kiến thức, hình thành, phát triển kĩ năng, định hướng thái độ. Qua đó thức hiện mục tiêu hướng tới là hình thành, phát triển năng lực chung, năng lực môn học và giáo dục phẩm chất, đạo đức.

- Cấu trúc bài học lịch sử

Vận dụng cấu trúc bài học “động” hay “mềm dẻo”, chúng ta thấy rằng bài học lịch sử cần có các yếu tố sau:

+ Nêu mục tiêu bài học dưới dạng bài tập nhận thức để HS theo dõi giờ học + Nghiên cứu kiến thức mới (phần chủ yếu của bài học) thể hiện ở hoạt động trình bày kiến thức mới và hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS của giáo viên và việc lĩnh hội kiến thức của HS.

+ Kiểm ta kiến thức (cũ và đang học)

+ Củng cố kết quả học tập (trong và sau bài) + Ra bài tập về nhà và hướng dẫn tự học ở nhà.

Trình tự các công việc được sắp xếp tùy theo nội dung, điều kiện cụ thể của việc dạy học, sự sáng tạo của giáo viên, nhiệm vụ giáo dục, mục đích, loại bài.

- Các loại bài học lịch sử ở trường phổ thơng nói chung, tiểu học nói riêng

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói chung hiện nay có các loại bài học: Bài học nghiên cứu kiến thức mới, bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết, bài học kiểm tra, bài học hỗn hợp và bài học thực hành.

Do đặc điểm của HS tiểu học, dạy học lịch sử cho đối tượng này thường vận dụng các loại bài học: bài học hỗn hợp, bài học ôn tập, sơ kết tổng kết, bài học kiểm tra. Trong đó bài học hỗn hợp có thành phần nghiên cứu kiến thức mới là chính, giữ vai trị chủ đạo.

Ở đây chúng tôi tập trung đi sâu vào thiết kế kế hoạch bài học nghiên cứu kiến thức mới - bài học hỗn hợp.

Bản chất của việc thiết kể kể hoạch bài học (soạn bài) theo hướng phát triển năng lực HS chính là xây dựng một kế hoạch hoạt động của giáo viên kết hợp với hoạt động học cửa HS. Trong kế hoạch đó thể hiện sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện học tập. Khi lập kế hoạch cần tránh quan niệm không đúng như: biến giáo án- sản phẩm thiết kế kế hoạch bài học thành bảng tóm tắt nội dung sách giáo khoa, hay biến giáo án thành một một chuỗi các câu hỏi và trả lòi ... Giáo án được đánh giá tốt phải thể hiện đó là bản kế hoạch hoạt động giáo dục trên lớp. Vì vậy, bản thiết ké kế hoạch bài học theo hướng phát triển năng lực HS phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản:

- Phản ánh đúng, đầy đủ mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa, đối tượng HS và mức độ kiến thức cần lĩnh hội của HS ở từng bài.

- Xác lập được cấu trúc bài học thể hiện hoạt động của HS như là thành phần trung tâm, cốt lõi của quá trình dạy học (biểu hiện ở những hoạt động và tên các hoạt động tương ứng vói mục đích, nội dung học tập, các biện pháp gợi động cơ, kích thích hoạt động học tập, các phương pháp, biện pháp giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, phân bậc hoạt động làm cơ sở điều khiển quá trình nhận thức.

- Thể hiện rõ các chức năng điều khiển, tổ chức q trình dạy học của giáo viên, thơng qua các khâu của q trình dạy học như hướng đích, gợi động cơ, cách tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS để giúp các em kiến tạo tri thức, rèn kĩ năng… kiểm tra hoạt động nhận thức, ra bài tập về nhà.

Để thiết kế kế hoạch bài học (soạn giáo án). Giáo viên phải thực hiên những công việc có tính ngun tắc theo quy trình sau:

- Xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình, nhằm tìm ra phần đóng góp cụ thể của bài học về các mặt truyền thụ kiến thức, phát triển và giáo dục cho HS và giúp các em hiểu lịch sử một cách có hệ thống.

- Xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng hình thành phát triển năng lực bồi dưỡng phẩm chất. Để xác định mục tiêu bài học,

giáo viên cần dựa vào mục tiêu chưcmg trình, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, nội dung bài học cụ thể và đối tượng HS.

- Xây dựng đề cương và viết giáo án bài học. Để xây dựng nội dung đề cương bài học, giáo viên phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của sách giáo khoa với nội dung bài giảng nhằm tìm ra kiến thức cơ bản (cẩm nang là sử dụng sơ đồ Đairi); đọc kĩ sách giáo khoa để tìm mạch kiến thức giữa bài học cũ và bài học mới; xác định khối lượng thông tin và mức độ lĩnh hội các thông tin này của HS (sự kiện cần hướng dẫn HS nghiên cứu sâu, sự kiện trình bày lướt) và các phương tiện dạy học tương ứng (tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan). Căn cứ vào nội dung cụ thể của bài học và đối tượng HS để xác định các dạng tổ chức hoạt động học tập và các động từ thể hiện hoạt động của thầy trò cho phù hợp.

- Hình thức thể hiện bản thiết kế

Mục tiêu bài học: tìm từ biểu hiện mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ cần

bồi dưỡng cho HS qua bài học và ghi rõ định hướng góp phần hình thành, phát triển năng lực chung, năng lực môn học và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức.

Ví dụ: khi chuẩn bị bài 6 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (lớp 5), giáo viên xác định và ghi mục tiêu trong giáo án:

Học xong bài này, HS đạt được:

Về kiến thức:

- Biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.

- Trình bày được lí do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

- Nêu được mục đích và bước đầu đánh giá được hành động thể hiện ý chí quyết âm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

- Nêu khái quát hành trình và kết quả ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng

- Biết tìm ý chính trong sách giáo khoa, làm việc với tài liệu lịch sử - Quan sát tranh ảnh, lược đồ, làm việc nhóm

Về định hướng thái độ

- Hăng hái, tích cực làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Định hướng năng lực phẩm chất:

- Góp phần hình thành cho HS năng lực chung: giao tiếp, hợp tác làm việc trong nhóm, cả lớp, tự học.

- Các năng lực môn học. Nhận thức lịch sử (trinh bày lí do Nguyễn Tất Thành quyết dịnh ra đi tìm đường cứu nước mới; bước đầu đánh giá được hành động thể hiện ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

- Năng lực tìm tịi khám phá (nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu lịch sử để nêu lí do ra đi; nhận xét, đánh giá tinh thần, ý chí của Nguyễn Tất Thành)

- Năng lực vận dụng kiến thức (qua ý chí quyết tâm của Nguyễn Tất Thành, HS rút được bài học cho bản thân trong học tập)

- Bồi dưỡng lịng kính yêu lãnh tụ.

- Việc chuẩn bị của giáo viên và HS cho bài học được thể hiện ở mục thiết bị, tài liệu dạy học. Đó là những tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan ... Giáo viên cần sử dụng và những công việc HS cần phải chuẩn bị cho bài học mới.

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w