Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử và Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 119 - 124)

định hướng phát triển năng lực HS

1. Vì sao phải kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực HS1.1. Quan điểm đỗi mới phương pháp dạy học lịch sử tiểu học 1.1. Quan điểm đỗi mới phương pháp dạy học lịch sử tiểu học

Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của HS; chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo; chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình:

- Chuyển từ giáo dục truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó vói thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên

- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học tập của HS trở nên lí thú, gắn với thực tiễn, gắn với cuộc sống; kết hợp dạy học cá nhân với theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác của HS trong quá trình học tập.

Dạy học lịch sử cần tạo điều kiện cho HS làm việc độc lập, tích cực, tự lực nhiều hơn nữa. Để HS suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình nhiều hơn. Trên cơ sở các thông tin từ sử liệu, cần nêu những câu hỏi, những vấn đề vừa sức để HS tự giải quyết vấn đề. Ở đây, việc sử dụng tài liệu, bài tập hoặc các phiếu học tập có vai trị quan trọng.

Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Chú ý phối hợp các hình thức học chung cả lớp, theo nhóm, học cá nhân, đóng vai, đối thoại ..Quan tâm tổ chức các cuộc thảo luận ở nhóm học tập hoặc học chung cả lớp để HS trình bày kết quả làm việc của mình, đồng thời biết lắng nghe ý kiến của người khác, chia sẻ, hợp tác với bạn.

Cốt lõi của đổi mói phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói chung, tiểu học nói riêng là làm cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

1.2. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chươngtrình định hướng năng lực. trình định hướng năng lực.

Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trinh giáo dục “định hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào”. Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học (và hoạt động giáo dục, hiểu theo nghĩa hẹp) đã được quy định trong chương trinh dạy học. Những nội dung của các môn học (và hoạt động giáo dục) này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Tuy nhiên, chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong

những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trị của ngi học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mơ tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.

Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của q trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mơ tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh gỉá mơn Lịch sử và Địa lí theo định hướngphát triển năng lực phát triển năng lực

2.1. Căn cứ xác định mục tiêu, nguyên tắc, phương thức kiểm tra đánhgiá giá

Định hướng đổi mới đánh giá HS phổ thơng nói chung, HS tiểu học nói riêng được thể hiện thông qua một số văn bản chỉ đạo:

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo”, “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với

tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.

- Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2014 về Chương trình hành động thực hiện NQ 29 nêu: “Đổi mới hình thức, pp thi, kiểm tra và ĐG kết quả GD theo hướng ĐG năng lực người học; kết hợp ĐG cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học theo mơ hình của các nước có nền giáo dục phát triển.”

- Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 về Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ 29: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng GDĐT đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Triển khai đổi mới pp kiểm tra, thi, ĐG người học ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn GD, ĐT nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo.”

- Ngày 28/8/2014, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 30 quy định đánh giá HS tiểu học. Tiếp đó, Bộ ban hành Thơng tư 22 ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá HSTH ban hành kèm theo TT30, Văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất Thông tư 22 và Thông tư 30 quy định đánh giá HS.

2.2. Mục tiêu

Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh q trình dạy học (đánh giá quá trình);

- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,... sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;

- Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào q trình dạy học, xem đánh giá như là một PPDH.

2.3. Yêu cầu về đánh giá

- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của HS. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hố về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS chưa đạt chuẩn về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, có năng khiếu về

Lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục Lịch sử. - Đánh giá theo định hướng năng lực trong môn Lịch sử tập trung chủ yếu vào hai phương diện: việc thông hiểu các kiến thức cơ bản của HS và mức độ hình thành, phát triển năng lực lịch sử trong quá trình học tập; đặc biệt càn tập trung đánh giá năng lực vận dụng kiến thức lịch sử, năng lực để giải quyết các Vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

Đánh giá theo định hướng năng lực chủ yếu là xem xét, đánh giá HS đã vận dụng các kiến thức đã học trong thực té như thế nào, xác định mức độ năng lực của cá nhân người học so với mục tiêu đề ra của môn học. Đánh giá theo năng lực lịch sử cần thơng qua những tình huống, vấn đề có giá trị ứng dụng thực tiễn, sát với thực tiễn, HS hoàn thành được những bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách cụ thể.

2.4. Cách thức đánh giá

về cách thức kiểm tra, đánh giá, cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau đối vói mơn Lịch sử như:

- Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành;

- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá.

Trong q trình kiểm tra đánh giá, có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập ở những mức độ khác nhau như: nhận biết (ghi nhớ, tái hiện quá khứ lịch sử trong các tình huống khơng thay đổi nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ

bản); thơng hiểu (có khả năng tóm tắt, giải thích, lý giải các sự kiện, q trình, nhân vật lịch sử...); vận dụng (so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện, nhân vật lịch sử); vận dụng cao (đánh giá, vận dụng kiến thức lịch sử vào những tình huống thay đổi, kết nối lịch sử với hiện tại), tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của HS.

Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

Tiêu chí so

sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng

Mục đích chủ yếu nhất

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w