Ứng dụng CNTT như thế nào?

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 67 - 69)

I. Vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS

8 Vị tướng nhà Trần nào đã chỉ huy quân dân ta ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên xâm lược?

3.3.2. Ứng dụng CNTT như thế nào?

- Khai thác máy tính, máy chiếu và các phần mềm dạy học cho việc dạy học. Trong quá trình trình bày bài giảng, tùy theo từng nội dung bài học cụ thể mà ứng dụng công nghệ thơng tin với những mức độ và hình thức khác nhau.

Ví dụ: Khi dạy bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40”, “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” (lớp 4), giáo viên có thể sử dụng phim lịch sử: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng” hay “Chiến tháng Bạch Đằng” (Downloads trên internet) để tái tạo-lại cuộc khởi nghĩa/ chiến thắng này. Bài “Chiến dịch Điện Biên Phủ” hay “Tiến vào Dinh Độc lập” (lớp 5), Giáo viên cũng có thể khai thác phim tư liệu, clip, tranh ảnh để phục vụ bài học.

Cần lưu ý rằng, những thông tin được cung cấp qua phim, ảnh đóng vai trị là nguồn trí thức để HS khai thác. Theo cách này, thay vì dùng tranh, ảnh của giáo khoa để minh họa cho lời giảng của mình, giáo viên dùng phim tư liệu, video clip, tranh ảnh lịch sử như một nội dung học tập và được thiết kế dưói dạng một hoạt động dạy học. Khi đó, người học sẽ được quan sát, được hướng dẫn quan sát và biết rõ cần trả lời câu hỏi gì sau khi quan sát. Tùy thuộc vào đặc điểm của HS mà giáo viên có thể yêu cầu người học ở các mức độ tìm tịi khác nhau như mơ tả, liệt kê, so sánh, phân tích, tìm tịi từng phần, sáng tạo với sự trợ giúp hợp lí từ phía giáo viên.

- Xây dựng giáo án điện tử, bài giảng Eleaning, sự tích hợp các cơng nghệ phần mềm dạy. Bài giảng bằng giáo án điện tử được minh họa bằng nhiều hình ảnh, âm thanh, video, lược đồ trực quan, sinh động tạo hứng thú khám phá tri thức cho HS. Giảng dạy bằng giáo án điện tử cịn huy động hiệu quả vai trị tích cực của cả thầy và trị trong việc tìm kiếm, xây dựng kiến thức bài học, tạo khơng khí sơi nổi cho mỗi giờ lên lớp”. Bài giảng có thể lưu trữ trên các ổ đĩa hoặc trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học có thể sử dụng học tập bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Hiện nay, phầm mần Smartschool được thiết lập, giúp giáo viên giảm gánh nặng soạn bài giảng lịch sử, tạo được hứng thú tìm hiểu và tương tác kiến thức cho HS thông qua các tư liệu, học liệu trực quan (hình ảnh, video, bản đồ, lược đồ...), vì thế giáo viên cần tiếp cận và sử dụng hiểu quả phầm mềm này.

Kho thư viện của Smartschool với nguồn tư liệu phong phú bao gồm nhiều hình ảnh, video theo nội dung bài học và luôn được cập nhật thường xuyên. Bộ sản phẩm của Smartschool đã được đội ngũ cố vấn là những chuyên gia lịch sử hàng đầu đánh giá rất cao.

Smartschool còn giảm tải cho giáo viên, HS. Với tiết học của Smartschool, những bài giảng trực quan sinh động sẽ được giáo viên giảng dạy thông qua máy chiếu. Cùng đó, việc soạn giáo án cũng được thực hiện trực tuyến, lưu trữ và chỉnh sửa linh hoạt.

Không chỉ giảm tải gánh nặng truyền đạt kiến thức cho các thầy cơ, với HS, Smartschool cũng tạo được hứng thú tìm hiểu và tương tác kiến thức thơng qua các tư liệu, học liệu trực quan (hình ảnh, video, bản đồ, lược đồ...). Ngồi ra HS còn được tiếp xúc với những nền tảng cơng nghệ thơng tin tiên tiến, hình thành những kỹ năng tin học cần thiết.

- Khai thác tối đa tài nguyên dạy học trên mạng Internet. Hiện nay Internet là kho tàng vô tận kiến thức về các lĩnh vực, kể cả kiến thức lịch sử. Chính vì thế, giáo viên, HS cần tận dụng nguồn thông tin này. Tuy nhiên, khi khác thác thông tin trên internet, nên vào những trang web uy tín để lấy nhưng thơng tin, tư liệu chính thống. Việc khai thác thông tin phục vụ việc dạy học, khơng chỉ có giáo viên, mà khuyến khích HS cũng tham gia sưu tầm tư liệu, tranh ảnh hoặc những câu truyện lịch sử. Làm được như vậy sẽ kích thích khả năng tìm tịi khám phá của HS.

Tóm lại, cơng nghệ thơng tin hiện nay được sử dụng phổ biến và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nếu chúng ta biết khai thác tốt và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng thì việc tiếp thu kiến thức của HS sẽ trở nên dễ dàng hon. Đối với môn Lịch sử, sự ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học càng quan trọng hơn vì giáo viên có thể cung cấp cho HS nhiều nguồn sử liệu khác nhau về một vấn đề lịch sử để HS tự rút ra tri thức cho mình. Điều này rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu cùa nền giáo dục nước ta là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp vói đặc trưng mơn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng

lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS. 

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w