- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
2.3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, có tác dụng hỗ trợ cho các bài học nội khóa. Do đó, khi tiến hành hoạt động ngoại khóa càn lưu ý các yêu cầu sau:
- Nội dung cơng tác ngoại khóa phải nhằm vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường phổ thông;
- Cần đảm bảo mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động nội khóa; cần xây dựng chương trình, kế hoạch tiến hành ngoạỉ khóa phù hợp;
- Đặc biệt chú ý đến sử dụng lịi nói thơng qua việc HS phải thuyết trình về các sản phẩm của mình, sử dụng các loại tài liệu thành văn,...
- Tổ chức cơng tác ngoại khóa phải gọn nhẹ, tránh phơ trương và đề cao tính liên mơn.
Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mang lại hiệu quả cao và ít địi hỏi về điều kiện thực thi ở nhà trường:
- Các tổ, nhóm u thích, tìm hiểu lịch sử (dân tộc và địa phương), hoạt động trong thời gian tương đối dài, do giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, kết hợp với các cơ quan và nhà khoa học;
- Những hoạt động ngoại khóa được tổ chức thường xuyên ở một lớp, một tổ (đọc sách, làm đồ dùng trực quan, sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương,...)
- Những hoạt động có quy mơ lớn được tổ chức vào những ngày lễ lớn (hành quân, tham quan, cắm trại, dạ hội lịch sử,...). Những hoạt động này có tác dụng rộng rãi vói địa phương nên cần sự giúp đỡ, phối hợp với nhiều tổ chức, cơ quan.
- Những cơng việc của từng cá nhân hay một nhóm nhỏ (đọc sách, trao đổi, thảo luận) tiến hành ở nhà, ở tổ học tập.
- Những cơng tác xã hội (nói chuyện lịch sử, tham gia lễ hội, ...)
Việc thực hiện các hình thức tổ chức này phụ thuộc vào nhiều điều kiện: hoàn cảnh địa phương, trường học, lớp học, khả năng của giáo viên và HS,.. .). Bên cạnh nỗ lực của giáo viên và nhà trường, các hoạt động ngoại khóa địi hỏi sự tích cực và chủ động, năng lực tự chủ và sáng tạo của HS.
Một số hình thức ngoại khóa phổ biến, phù hợp với HS Tiểu học, góp phần hình thành và phát triển năng lực HS:
a) Đọc sách kết hợp thảo luân, diễn xuất theo sách
Đây là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho HS, đồng thời, rèn luyện cho các em về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, kĩ năng, thói quen, hứng thú và phương pháp làm việc với sách, qua đó, rèn luyện các em năng lực tự học và tự chủ, sáng tạo.
Về quy trình tổ chức đọc sách cho HS:
- Đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn HS lựa chọn sách đọc phù hợp: Đối với
HS tiểu học, các loại sách nên khuyến khích HS đọc là Chuyện kể lịch sử, Truyện tranh về lịch sử, sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam, Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, các sách thần thoại, cổ tích của Việt Nam và thế giới. Ví dụ: Thần thoại Hi Lạp, Truyện kể về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam, Truyện kể lịch sử Việt Nam chọn lọc, Bộ Tranh truyện danh nhân lịch sử Việt Nam, Truyện tranh lịch sử,.. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn HS sử dụng các loại từ điển tiếng Việt, nhất là loại từ điển thuật ngữ sử học (ví dụ: Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông). Khi đọc sách, giáo viên cần lưu ý HS về tính khoa học và nhận xét, phân tích việc hư cấu trong một số loại sách về truyện kể lịch sử, thần thoại, cổ tích,...
- Hướng dẫn HS cách đọc sách:
Về hình thức đọc, có 2 hình thức phổ biến: Cá nhân tự đọc và Đọc chung ở tổ, ở lớp. Tùy vào tình hình và đối tượng HS để tổ chức mỗi hình thức cho phù hợp. Cá nhân tự đọc là hình thức phổ biến, thuận lọi, quan trọng nhất trong hình thức độc sách ngoại khóa. Giáo viên cần hướng dẫn HS cách tự đọc thường xuyên
ở nhà. Đọc chung ở tổ, ở lớp nhằm gây hứng thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Việc tổ chức đọc ở trên lớp thường gắn với việc tổ chức tranh luận, thảo luận những vấn đề có liên quan; hoặc tổ chức cho HS phát biểu cảm nghĩ, ý kiến của mình về tác phẩm đã đọc,... Hình thức này chỉ được tổ chức một vài làn trong năm học.
Lưu ý, khi tự đọc sách, HS cần ghi chép những vấn đề HS đọc được: tên sách, tác giả, thòi gian đọc, nội dung chủ yếu của cuốn sách, những vấn đề rút ra sau khi đọc sách, những điều thích nhất, những thắc mắc cần được giải quyết,...
- Trao đổi, thảo luận hoặc đọc diễn cảm một bài viết, một đoạn trích: Gắn
với việc đọc sách, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như: đọc diễn cảm một bài viết hay một đoạn trích; đóng vai dựa trên các đoạn hội thoại có ở trong các tác phẩm; hoặc xây dựng tiểu phẩm dựa trên nội dung của sách;...
Ví dụ: Khi tìm hiểu về các anh hùng lịch sử dân tộc (hoặc nội dung về kháng
chiến chống Mông - Nguyên của nhà Trần), GV hướng dẫn HS lựa chọn các sách phù hợp, như: Trần Quốc Toản - tuổi trẻ anh hùng, Trần Hưng Đạo - đại chiến Bạch Đằng (Bộ Tranh truyện danh nhân lịch sử Việt Nam). HS cố thể lựa chọn tự đọc ở nhà tùy theo nhân vật yêu thích hoặc GV tổ chức cùng đọc trên lớp. Trong quá trình đọc, GV hướng dẫn HS ghi chép lại các thơng tin và trả lịi các câu hỏi như: Vị anh hùng đó là ai? Họ đã làm gì để đánh giặc? ... Sau đó, GV nêu vấn đề trước lớp để HS có thể chia sẻ, thảo luận về nội dung đã đọc: Vị anh hùng đó là ai? Họ đã làm gì để đánh giặc? Em có đồng ý với hành động của Trần Quốc Toản hay không?... GV tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung cốt chuyện (ví dụ: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam).
b) Kể chuvên lich sử:
Kể chuyện lịch sử là hình thức hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tác động giáo dục cao.
Nội dung kể chuyện lịch sử là những kiến thức lịch sử khoa học, liên quan đến một sự kiện, một nhân vật dựa vào tài liệu chính xác, chứ khơng phải những câu chuyện hư cấu. Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các sự kiện cơ bản trong bài học, tránh những chi tiết li kì khơng có giá trị khoa học.
Có nhiều cách kể chuyện: kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện được ghi chép thành tài liệu hay của chính người tham gia, chứng kiến sự kiện thuật lại.
Kể chuyện khác với thông báo. Kể chuyện phải làm cho người nghe như được sống lại với sự kiện ấy với chủ đề và các tình tiết cịn thơng báo thì chỉ cung cấp cho người nghe một số tri thức nhất định, ngắn gọn, khơ khan. Ví dụ, khi thơng báo những sự kiện về thời niên thiếu của Bác Hồ, ngưòi nghe chỉ nắm được những nét chính (q hương, hồn cảnh gia đình, tên lúc bé), cịn kể chuyện về thuở thiếu thịi của Bác Hồ thì gắn với nhiều tình tiết sinh động nhằm khơi phục bức tranh lịch sử về quê hương, gia đình, về tuổi ấu thơ của Bác,...
Thông thường, một câu chuyện kể bao gồm những yếu tố sau đây: - Giới thiệu vấn đề
- Tình huống đặt ra - Diễn biến sự kiện
- Sự phát triển của tình tiết đến cao độ - Câu chuyện kết thúc.
Bài kể chuyện khơng chỉ có khối lượng sự kiện, tri thức được cung cấp mà cịn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật, hiện tượng.
Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục to lớn, đặc biệt khi HS được tiếp xúc với các nhân chứng lịch sử, những người đã từng chứng kiến, tham dự các sự kiện lịch sử. Bằng phương pháp nêu gương, người thật, việc thật, các câu chuyện lịch sử sẽ để lại ấn tượng sâu sắc đối với HS. Tổ chức kể chuyện bằng hình thức này tốt nhất là vào các dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, ví dụ ngày sinh của Bác Hồ (câu chuyện của những người sống, làm việc bên Bác), kỉ niệm cách mạng tháng Tám năm 1945 (những người tham gia cuộc khởi nghĩa), chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gịn,...
GV cũng có thể hướng dẫn HS kể lại các câu chuyện lịch sử. Trước hết, HS cần tìm đọc các sách, tài liệu về chủ đề lựa chọn. Ví dụ: Khi tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ, HS có thể tìm hiểu các câu chuyện về tấm gương hi sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân
minh lấp lỗ châu mai. GV cũng có thể hướng dẫn HS tìm đọc các câu chuyện về Nguyễn Tất Thành, Trần Thủ Độ,... Sau đó, GV có thể tổ chức các cuộc thi kể chuyện lịch sử ở trường hoặc ở lớp. Kết hợp với kể chuyện, GV có thể đặt câu hỏi để khai thác hiểu biết và nhận định của các em về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được đề cập đến. Qua đó, HS được phát triển năng lực tự học, giao tiếp và trình bày một vấn đề, nêu quan điểm cá nhân của mình.
c) Tổ chức trải nghiệm trong hoạt động tham quan ngoại khóa (nhà bảo tàng, thực địa....)
Tham quan ngoại khóa có vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử, giúp HS làm sâu sắc thêm kiến thức thơng qua quan sát, tìm hiểu những dấu vết của quá khứ, đồng thời có ấn tượng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú trong học tập, rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích của HS.
Có thể tổ chức hai loại tham quan chủ yếu: Tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài học (tiến hành bài học lịch sử tại thực địa, nhà bảo tàng) và Tham quan ngoại khóa tổ chức ở bảo tàng, di tích lịch sử,... Loại hình thứ hai địi hỏi điều kiện thực hiện khó khăn nên không thể tiến hành thường xuyên. Hoạt động này địi hỏi có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, cơng phu. Hiện nay, hoạt động tham quan ngoại khóa thường được tổ chức vào các dịp lễ lớn như: 22/12 (thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), 3/2 (ngày thành lập Đảng), 19/5 (kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ),...
Việc tổ chức tham quan nên có kế hoạch chặt chẽ: - Đề xuất lên kế hoạch với nhà trường
- Liên hệ với bảo tàng, khu di tích lịch sử để lên kế hoạch phối hợp tổ chức để đảm bảo mục tiêu đề ra.
- Cần phổ biến cho HS nắm rõ được các quy định của buổi tham quan, nội quy của noi đến tham quan và mục đích của buổi tham quan, cần làm rõ yêu cầu đối với HS trong buổi tham quan (ghi chép và ghi chú những nội dung quan trọng, nội dung mới hoặc ấn tượng).
- Dự kiến thời gian cho buổi tham quan phù hợp với lứa tuổi
- Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua buổi tham quan (sản phẩm của HS: tổ chức thảo luận, hoặc bài thu hoạch)
Bên cạnh việc tổ chức tham quan ở nhà bảo tàng, di tích lịch sử, giáo viên có thể tổ chức xen kẽ các buổi tham quan ở nhà máy, nông trường,... để tham quan và giới thiệu về phòng truyền thống, nghe nói chuyện về đời sống vấ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.
Để phát triển năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, GV có thể kết hợp với dạy học dự án hoặc dạy học nêu vấn đề, đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho HS.
Ví dụ: Khi đưa HS đến tham quan bảo tàng Lịch sử Việt Nam, sau khi thực hiện công tác chuẩn bị, GV nêu các yêu cầu khi trải nghiệm tại bảo tàng và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm: Em làm thuyết minh viên bảo tàng. GV nên đưa ra tiêu chí đánh giá cho hoạt động này, ví dụ: Sự tham gia của các thành viên; Sự chuẩn bị về thông tin khi thuyết minh; Sản phẩm thuyết minh; Trình bày sản phẩm;...
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn nội dung thuyết minh. Vói bước này, sau khi giao nhiệm vụ,
GV giới thiệu cho HS các phòng trưng bày (theo giai đoạn) và các nhóm sẽ lựa chọn từng giao đoạn lịch sử để tìm hiểu và thuyết minh. Ví dụ: Thời kì dựng nước đầu tiên; Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; Thời kì từ họ Khúc giành quyền tự chủ đến hết thời Hồ; Thời kì nhà Hậu Lê đến nhà Nguyễn.
Bước 2: Chuẩn bị các thông tin ở nhà. Với bước này, HS (với sự hướng dẫn
của GV) sẽ phân cơng nhau để tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu về giai đoạn lịch sử đã lựa chọn.
Bước 3: Tìm hiểu về các hiện vật, nội dung trưng bày ở bảo tàng. Ở đây, các
nhóm sẽ quan sát, ghi chép, đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm (nếu cần) về các hiện vật trưng bày, các nội dung lịch sử được trưng bày ở bảo tàng về giai đoạn lịch sử đã lựa chọn.
Bước 4: Xây dựng nội dung thuyết minh. Ở bước này, các nhóm, cần có
trưởng nhóm và thư kí, sẽ phân cơng các cơng việc cho thành viên; xây dựng đề cương thuyết minh và cùng nhau hoàn thiện thuyết minh trên cơ sở kết hợp các nội dung đã tìm hiểu ở nhà và ở bảo tàng.
Bước 5: Thuyết minh, ở nội dung này, các nhóm sẽ thuyết trình về nội dung
đã lựa chọn. GV nên khuyến khích tất cả các thành viên trong nhóm tham gia thuyết minh.
Bước 6: Đánh giá. Ở bước này, GV dựa trên tiêu chí để các nhóm tự đánh
giá lẫn nhau và GV đánh giá các nhóm.
d) Trị chơi lich sử:
Trị chơi lịch sử là một hình thức ngoại khóa gọn nhẹ, dễ tổ chức và hấp dẫn HS. Trò chơi lịch sử đòi hỏi người tham gia phải phát huy năng lực tư duy, có thể năng lực giao tiếp, làm việc nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra.
Trò chơi lịch sử cần đạt được những u cầu sau:
- Có mục đích giáo dục, có nội dung phong phú với nhiều hình thức thích hợp, phát huy được sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết su luận, nhanh trí, khéo tay,... của HS;
- Thu hút được đơng đảo HS tham gia;
- Giáo viên có vai trị hướng dẫn, tổ chức trị choi;
Có nhiều loại trị choi lịch sử: “Thi đố kiến thức và lịch sử”; “Ô chữ”; “Lập niên biểu”; “Trị chơi mật mã”; Trị chơi đốn tên nhân vật lịch sử (bằng câu đố hoặc câu chuyện lịch sử); Ghép hình nhân vật lịch sử (thơng qua các mảnh ghép, HS giải câu đố về nhân vật lịch sử và đốn tên nhân vật lịch sử đó)
e) Dạ hội lich sử:
Dạ hội lịch sử là hoạt động ngoại khóa có tính tổng hợp, gây hứng thú cho HS, những người tham gia biểu diễn và cả những HS tham gia làm khán giả.
Dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm các tri thức lịch sử, nghệ thuật, tạo cảm xúc để giáo dục tình cảm, gây hứng thú học tập bộ mơn. Dạ hội lịch sử có ưu thế trong phát triển năng lực HS, đặc biệt năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống. Việc sử dụng tư liệu lịch sử, phân tích các tác phẩm văn học, nghiên cứu cách thức thể hiện các kiến thức lịch sử và tác phẩm văn học,... góp phần lớn trong phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, làm việc độc lập và bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn, cảm thụ nghệ thuật cho HS. Đây
là hoạt động mất nhiều thời gian chuẩn bị nên thường được tiến hành mỗi năm một lần vào các dịp đặc biệt.
Các chủ đề dạ hội lịch sử phong phú, có thể lấy chù đề gắn với địa phương (Quê hương anh hùng,...), gắn với các nhân vật, sự kiện lịch sử dân tộc (về chủ tịch Hồ Chí Minh, kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ,...)
Việc tổ chức dạ hội lịch sử cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Dạ hội phải có mục đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển năng lực học sinh. Việc lựa chọn nội dung và hình thức phải phù hợp với đối tượng HS.
- Dạ hội phải thu hút đông đảo HS tham gia; phải phát huy năng lực độc lập, tính tích cực chủ động và năng lực làm việc nhóm, hợp tác của HS. Việc phân cơng, bố trí cơng việc trên cơ sở phân hóa HS (theo năng lực, theo sở thích, sở