Vì sao phải vận dụng các hình thức tồ chức dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 69 - 72)

II. Vận dụng các hình thức tể chức dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS

1. Vì sao phải vận dụng các hình thức tồ chức dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS

phát triển năng lực HS

1. Vì sao phải vận dụng các hình thức tồ chức dạy học lịch sử theohướng phát triển năng lực HS hướng phát triển năng lực HS

1.1. Giới thiệu chung về các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trườngphổ thơng phổ thơng

a) Hình thức tổ chức dạy học

- Hình thức: “Cái bên ngồi, cái chứa đựng nội dung, cách thức tiến hành” ; - Hình thức tổ chức dạy học. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng định nghĩa đầy đủ, đễ hiểu là của các tác giả cuốn Giáo trình giáo dục học, tập I, NXB ĐHSP, 2009: “Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định, nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học”;

Nhìn chung, khi tìm hiểu khái niệm hình thức tổ chức dạy học cần lưu ý một số vấn đề:

Thứ nhất, là hình thức vận động của từng đơn vị nội dung dạy học cụ thể, nó phản ánh quy mơ, địa điểm và thành phần HS tham gia vào đơn vị nội dung dạy học đó. Tức là, hình thức tổ chức dạy học giúp xác định một đơn vị nội dung dạy học cụ thể được thực hiện ở đâu, quy mô như thế nào? Thành phần HS tham gia là cả lớp, theo nhóm hay cá nhân.

Thứ hai, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau chủ yếu tùy theo mối quan hệ giữa việc dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân, mức độ tính tự lực, độc lập hoạt động nhận thức của HS, sự chỉ đạo chuyên biệt của giáo viên đối với hoạt động học tập của HS, chế độ làm việc, thành phần HS, địa điểm và thời gian học tập.

Thứ ba, hình thức tổ chức dạy học có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, vì nó là một thành tố của q trình dạy học.

Thứ tư, hình thức tổ chức dạy học hình thành và phát triển cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và vãn hóa - khoa hộc.

b) Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu ở trường phổ thơng

Có nhiều cách phân loại khác nhau, song theo các nhà giáo dục học Việt Nam như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy Tuyên ... có thể chia thành các hình thức tổ chức dạy học: 

- Hình thức dạy học trên lớp (bài lên lớp- Hoạt động giáo dục trên lớp). Đây là một hình thức tổ chức dạy học bao gồm nhiều bài học cụ thể, có những quy định rất chặt chẽ về nội dung, kết quả và thời gian, địa điểm học, thành phần HS, cũng như sự tác động tương hỗ giữa giáo viên và HS, giữa HS và HS.

- Hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp (các hoạt động giáo dục ngoài lớp), bao gồm tự học ở nhà, tham quan học tập, bài học tại bảo tàng thực địa và các hoạt động ngoại khóa. Đây là hình thức dạy học mà giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của HS ở bên ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập.

Hoặc cách phân loại trong môn lịch sử:

- Hoạt động nội khóa (bài học lịch sử ở trên lớp, bài học lịch sử tại bảo tàng, thực địa, tham quan học tập; tự học).

- Hoạt động ngoại khóa

Hiện nay, q trình dạy học đang ngày càng thay đổi, với khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Theo lý thuyết dạy học hiện đại, các hình thức tổ chức dạy học có thể thay đổi và mở rộng loại hình. Người ta có thể phân chia thành ba loại dựa trên sự giao tiếp của giáo viên với HS thông qua phương tiện công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ thông tin:

+ Hình thức tổ chức dạy học trực tiếp + Hình thức tổ chức dạy học trực tuyến + Hình thức tổ chức dạy học kết hợp.

c) Các dạng tổ chức hoạt động học tập: khi tiến hành các hình thức tổ chức dạy học trên lớp và ngoài lớp hay hoạt động nội khóa và ngoại khóa, có ba dạng tổ

chức hoạt động của HS: Hoạt động toàn lớp, hoạt động tổ nhóm và hoạt động cá nhân.

- Hoạt động tồn lớp: Là hoạt động có tính tập thể, dưới sự quản lý, tổ chức của giáo viên. Mục đích của hoạt động này là thống nhất phương pháp dạy học tương ứng với mục tiêu chung của cả lớp. Tất cả các HS phải hoàn thành những nhiệm vụ của hoạt động nhận thức chung ...

- Hoạt động tổ, nhóm là hoạt động thực hiện những nhiệm vụ nhận thức cụ thể theo từng nhóm HS mà giáo viên giao cho trên cơ sở sự chuẩn bị của mỗi em. HS trong mỗi nhóm cùng nhau thảo luận, vạch ra cách giải quyết nhiệm vụ học tập đã được giao. Dạng hoạt động này được tiến hành một cách linh hoạt, tùy theo số lượng HS, tùy theo mục đích, u cầu nội dung, mức độ khó, dễ của nhiệm vụ học tập, trình độ HS mà cách chia nhóm khác nhau (ngẫu nhiên hoặc chủ định).

- Hoạt động cá nhân là dạng hoạt động học tập trong đó từng HS độc lập nhận thức những nhiệm vụ học tập do giáo viên giao cho, khơng có sự tác động, giúp đỡ của bạn bè.

Mỗi hình thức tổ chức dạy học nêu trên đều có những đặc điểm riêng biểu hiện ở sự kết hợp khác nhau giữa việc dạy học tập thể hay cá nhân, ở mức độ khác nhau của tính tích cực độc lập trong hoạt động nhận thức của HS, ở những phưong thức, thời gian và địa điểm khác nhau để tổ chức, lãnh đạo việc học tập của HS... Song tất cả các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thơng nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ ttợ lần nhau. Trong số các hình thức tổ chức dạy học nêu trên, hình thức lên lớp là cơ bản nhưng khơng phải là duy nhất. Khi lên lớp, giáo viên tiến hành các loại bài học - bài lên lớp. Đây là hình thức dạy học tiến hành chung cho cả lớp, gồm một số HS nhất định phù hợp với khả năng của giáo viên. Hình thức lên lớp do giáo viên trực tiếp tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động nhận thức của HS. Bài lên lớp - bài học có thể được tiến hành trong một số tiết mới hoàn thành. Thời gian thực hiện tiết học gọi là giờ học. Lên lớp có thể tiến hành ở lớp học hoặc ở địa điểm khác: phịng thí nghiệm, vườn trường, thực địa, nhà bảo tàng,

1.2. Tầm quan trọng của việc tiến hành các hình thúc tể chúc dạy họclịch sử ở tiểu học lịch sử ở tiểu học

Trong dạy học lịch sử, bài lên lớp gọi là bài học lịch sử. “Bài học lịch sử là một khâu trong q trình dạy học, nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương trình, sách giáo khoa, từng bước hồn thành mục tiêu mơn học, cấp học và khóa trình. Đó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập”. Trong đó giáo viên tiến hành giảng dạy, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn; HS tích cực hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh lấy kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức,... Do đó tiến hành bài học là điều cần thiết, HS tích cực hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh lấy kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ... Do đó tiến hành bài học là điều cần thiết, bắt buộc của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói chung, tiểu học nói riêng. Để tiến hành tốt bài học, giáo viên cần nắm vững nội dung về nó như mục tiêu, cấu trúc, các loại bài, những yêu cầu, công việc chuẩn bị và tiến hành. Chất lượng dạy học bộ môn sẽ nâng lên nếu từng bài học lịch sử tiến hành có hiệu quả.

Bên cạnh hình thức lên lớp có các hình thức tổ chức dạy nội khóa khác như tự học, tham quan học tập, bài học tại thực địa, nhà bảo tàng và các hình thức hoạt động ngoại khóa. Những hình thức tổ chức dạy học này khơng chỉ có tác dụng bồi dưỡng, mở rộng kiến thức, rèn các kĩ năng học tập và định hướng thái độ HS ... mà còn là những biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành” “gắn nhà trường với xã hội”. Qua đó góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực chung, năng lực môn học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho HS.

Chính vì vậy việc tiến hành các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói chung, tiểu học nói riêng có vai trị rất quan trọng. Nó là một mắt xích tối cần thiết, một thành tố quan trọng trong quá trình giáo dục lịch sử. vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học đạt đến mức độ nào, mục tiêu bộ môn thực hiện được hay không đều phụ thuộc vào việc tiến hành các hình thức tổ chức dạy học.

Một phần của tài liệu FILE_20200108_071245_Tai lieu tap huan giao duc Lich su cap tinh_e79674944e6d952ca291f093cbb438d6 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w