CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với công ty hệ thống thông tin FPT (Trang 100 - 104)

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng, trong việc gây ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của nhân viên, tạo nên sự cam kết mạnh mẽ hướng tới mục tiêu chung của

doanh nghiệp. Do vậy, nghiên cứu này đã kiểm chứng một số khía cạnh văn hóa cơng ty tác động tích cực đến cam kết gắn bó của người lao động. Đây cũng là một cơ sở lý thuyết giúp cho các nhà quản trị có những động thái cải thiện tích cực, các hành vi ứng xử đối với người lao động, nhằm nâng cao thương hiệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như chiến lược thu hút và giữ chân người tài đối với doanh nghiệp.

Đầu tiên, giao tiếp trong công ty như là một phương thức kích thích lao động ảnh hưởng tích cực đối với năng suất lao động của mỗi cá nhân. Người lãnh đạo phải tạo được các giao tiếp có hiệu quả trong cơng ty, cụ thể là các kênh giao tiếp có hiệu quả cho các giao tiếp tích cực giữa cá nhân - cá nhân và cá nhân - lãnh đạo để có thể kích thích lao động tới mức tối đa.

Lãnh đạo công ty FPT cần cải thiện hơn nữa yếu tố giao tiếp, giúp cho nhân viên có đầy đủ thơng tin khi thực hiện công việc được giao. Mặt khác, các lãnh đạo cấp trung của công ty FPT cần tạo mối quan hệ gần gũi với nhân viên hơn nữa. Chẳng hạn, khi cơng việc của nhân viên gặp khó khăn, đây là lúc lãnh đạo phải xuất hiện kịp thời, hướng dẫn, trao đổi cũng như chia sẽ động viên để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm. Nhân viên trải qua những thức thách trong công việc cùng với lãnh đạo, họ cảm thấy được trưởng thành hơn, đồng thời vị thế của lãnh đạo cũng được nâng lên. Nhờ vậy, mà hình thành nên mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên với cơng ty. Ngồi ra, công ty FPT cần phát huy hơn nữa, chuỗi các quy tắt giao tiếp như bầu khơng khí hịa đồng cởi mở, mỗi thành viên điều được tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc.

Những phần đề xuất trên đây cho thấy vai trò quan trọng của việc giao tiếp trong công ty. Phương thức giao tiếp được trình bày ở trên rất đa dạng và bổ sung lẫn nhau. Cơng ty FPT, có thể sử dụng phối hợp các hình thức giao tiếp phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của cơng ty để kích thích lao động một cách có hiệu quả nhất.

Thứ hai: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để các doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Làm gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp.

Mặc dù, hàng năm cơng ty FPT bỏ ra chi phí đào tạo rất lớn, nhưng cần kiểm sốt và thực hiệu quả. Công ty cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh thu cũng

như kinh phí đào tạo, đầu tư nghiên cứu khoa học hàng năm và lực lượng lao động hiện có, việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải do cán bộ ở từng bộ phận đảm nhiệm sau khi đã thăm dò ý kiến của nhân viên. Sau khi tiến hành xác định nhu cầu đào tạo thì việc xác định mục tiêu đào tạo cũng cần phải xác định cụ thể. Kế tiếp là xây dựng chương trình đào tạo và đa dạng hố các chương trình, cơng ty cần soạn thảo lịch học cụ thể trong đó ghi rõ: Đối tượng học, thời gian học, nội dung khóa đào tạo, số tiết học, địa điểm học, giáo viên giảng dạy…và liên hệ với các Viện nghiên cứu, Trung tâm đào tạo, và các Trường đào tạo nghề để tiến hành hợp tác đào tạo.

Thứ ba: Công ty phải xem xét và kết luận một cách công bằng và khách quan về việc nhân viên có thực hiện nhiệm vụ theo đúng các yêu cầu đề ra hay khơng, từ đó thưởng cơng xứng đáng cho các cá nhân xuất sắc vì những cố gắng của họ trong công việc. Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống phân phối thu nhập và chính sách thăng tiến, đề bạt cho phù hợp với mong muốn của nhân viên, vì khi phân phối thu nhập được xem là công bằng dựa trên nhu cầu công việc, cấp độ kỹ năng của cá nhân thì kết quả sẽ làm cho nhân viên thỏa mãn hơn. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần đưa ra cơ hội thăng tiến cho tất cả nhân viên là bình đẳng nhau.

Vì vậy, sự ghi nhận cơng việc kịp thời từ phía cơng ty là nhân tố cam kết gắn bó hàng đầu đối với nhân viên.

Thứ bốn: Khía cạnh văn hóa sáng tạo cải tiến được hình thành và ni dưỡng nhằm kỳ vọng vào sự đột phát mới. Nhưng sáng tạo cải tiến cũng là một quá trình chứa đựng nhiều rủi ro. Phải cần thật nhiều ý tưởng được sinh ra để có được một ý tưởng thành công, việc thực hiện phương pháp mới thường không thành cơng ở lần đầu tiên. Vì vậy, lãnh đạo cơng ty, cần phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn nữa, để yếu tố này được cải thiện hơn.

Thứ năm làm việc nhóm: Sự thành cơng của một doanh nghiệp không phải chỉ dựa vào một người hay vài người là có thể hồn thành được. Cần phải thơng qua, những nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên. Mỗi một bộ phận, mỗi một nhân viên đều nên xuất phát từ lợi ích tổng thể của cơng ty FPT. Do vậy, lãnh đạo cơng ty cần xác định mơ hình làm việc nhóm đã trở thành một phần tất yếu trong hoạt động công ty, phải hoạch định trước các yếu tố cấu thành nên nhóm: mục đích, vị trí, quyền hạn, cơ cấu và con người.

Cơng ty nên duy trì mơ hình nhóm hiệu quả, đồng nghĩa với việc hình thành được một nét văn hóa đẹp cho tổ chức: văn hóa chia sẻ và hợp tác trên cơ sở các mối quan hệ bình đẳng.

Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và quản lý. Các thành viên trong nhóm có cảm giác kiểm sốt cơng việc của mình tốt hơn, khơng phải chịu đựng sự chun quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. Cuối cùng, làm việc nhóm là một khía cạnh văn hóa rất quan trọng để tạo nên mức độ cam kết gắn bó trong cơng ty của nhân viên.

Thứ sáu: Một nhà lãnh đạo thành công, không thể thiếu sự công bằng nhất quán cũng như quyết tâm trong hành động, để đạt được mục tiêu cao nhất trong quản lý điều hành. Tất cả những tiêu chuẩn của cơng việc phải được minh bạch hóa. Khi cơng khai tất cả những tiêu chuẩn này, một mặt tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân tự do sáng tạo, đổi mới bản thân nhằm đạt năng suất cao nhất, mặt khác sẽ thuận lợi trong việc đánh, giá quản lý nhân viên. Sự công bằng nhất quán trong tất cả các chính sách của cơng ty như, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng cũng như quy trình nâng lương hàng năm cho từng thành viên. Yếu tố này giúp cho lao động có niềm tin vào khả năng “cầm cân nảy mực” có tính cơng bằng cao sẽ tạo tâm lý tích cực, hài lịng với cơng việc và tăng cường cam kết gắn bó với cơng ty.

Thứ bảy: Khó khăn nhất của người lãnh đạo là ra quyết định, việc đưa ra quyết định có hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của các doanh nhân, đầu tiên cần xác định các vấn đề cần được giải quyết. Cần có thời gian hợp lý để xác định các tình huống cụ thể, sau đó sắp xếp các vấn đề theo thứ tự cần giải quyết. Đừng vội vàng đưa ra quyết định mà hãy xem xét kỹ lưỡng đó có thực sự là vấn đề quan trọng cần giải quyết hay không?. Mỗi quyết định của nhà lãnh đạo phải hướng về tương lai, còn quá khứ chỉ để tham khảo, chứ không phải để chi phối tư tưởng của mình. Người lãnh đạo giỏi là người rút ra được bài học cả từ thất bại cũng như thành cơng trong q khứ. Thêm vào đó, họ cịn biết lắng nghe khai thác thơng tin, khuyến khích nhân viên dưới quyền được tham gia vào việc ra quyết định. Cân nhắc các phương án giải quyết, với mọi khả năng có thể xảy ra. Đừng bỏ qua bất kỳ một phương án nào vì có thể những ý tưởng bất chợt lại là giải pháp tốt nhất. Ra quyết định, truyền đạt quyết định và niềm tin vào thành công của

công ty, đến tồn thể những nhân viên trong cơng ty. Vì thế mọi quyết định cần phải rõ ràng, xúc tích và có sức thuyết phục. Đánh giá học hỏi từ chính những cơng việc đã làm. Tạo cho người lao động cảm giác những quyết định của cơng ty là có phần đóng góp quan trọng của họ, chính vì vậy khía cạnh hiệu quả trong việc ra quyết định là một kỹ năng góp phần tạo sự cam kết gắn bó với cơng ty.

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với công ty hệ thống thông tin FPT (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)