Phân tích đánh giá tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 4

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 89 - 90)

(Phần dạy lý thuyết)

Tỷ lệ phiếu khảo sát đánh giá các nội dung của phần này là cần thiết rất cao, dao động từ 66,4% đến 92,3% , đánh giá tính khả thi từ 62,4% đến 95,2% cho thấy các thay đổi trong xây dựng kết cấu bài giảng lý thuyết theo xu hướng đưa được SV tham gia vào chuẩn bị kiến thức và trực tiếp là một phần của giờ học được đánh giá rất cao.

Thực tế qua các giờ giảng dạy thực nghiệm cho thấy chất lượng chuẩn bị bài của SV rất tốt, cụ thể:

+ SV chuẩn bị phần nội dung về lịch sử hình thành và phát triển phong phú và kỹ lưỡng. Riêng phần sơ đồ nguyên lý các hệ thống và các ứng dụng thực tế, bài sưu tầm kiến thức của SV đạt được yêu cầu về hình ảnh.

+ Phần SV thuyết trình rất hào hứng, đa số SV tự tin trong trình bày bài sưu tầm của mình, mạnh dạn trả lời câu hỏi của GV và SV khác trong tầm hiểu biết của mình. Việc thảo luận nhóm giúp cho các SV khác tập trung theo dõi trong lớp học hơn, đồng thời GV đứng lớp có thể nhanh chóng giảng dạy, bổ sung kiến thức ngay trong bài thuyết trình của SV. Có thể nói tính chủ động của SV trong giờ học được nâng cao rõ rệt.

- Đánh giá nội dung Xây dựng kết cấu bài giảng thực hành giúp cho SV nhận diện được bản vẽ kỹ thuật, thiết kế được những hệ thống trang thiết bị đã học dưới sự hướng dẫn của giảng viên được thể hiện trên bảng 3.10:

Bảng 3.19: Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của nội dung xây dựng kết cấu bài giảng thực hành của Biện pháp 4

Mức độ

Nội dung đánh giá Cần thiết

Không

cần thiết Khả thi

Không khả thi 1 Hướng dẫn SV nhận diện/đọc được

bản vẽ kỹ thuật 93/104 11/104 93/104 11/104

2 Hướng dẫn SV vẽ thiết kế được bản

vẽ kỹ thuật 56/104 48/104 45/104 59/104

3 SV hoàn thiện bài làm ở nhà 71/104 33/104 84/104 20/104

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)