Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 78 - 79)

Các biện pháp nói trên được tiến hành lần lượt nhưng khơng độc lập với nhau mà có quan hệ mật thiết với nhau.

Biện pháp 1 tập trung vào xây dựng kế hoạch thực hiện thay đổi cách giảng dạy học phần TTB trong CTKT. Để biện pháp 1 thực hiện tốt, cần có chủ trương quyết tâm thực hiện thay đổi trong cách nghĩ, cách dạy của đội ngũ CBQL và GV; cần có sự đồng thuận với mục tiêu mà sự thay đổi hướng tới, đó là tạo phong cách giảng dạy mới, học tập mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của sinh viên, đặc biệt là SV ngành Kiến trúc. Biện pháp 1 có tính chất định hướng, chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất làm tiền đề cho các biện pháp khác phát triển.

Biện pháp 2 tập trung triển khai thực hiện một phần mục tiêu đề ra ở biện pháp 1, đó là thay đổi nội dung chương trình theo xu hướng mở rộng kiến thức. Đây là biện pháp then chốt để nâng cao chất lượng giảng dạy và làm cơ sở cho biện pháp 3.

Biện pháp 3 xây dựng lịch trình giảng dạy theo nội dung chương trình đã thực hiện ở biện pháp 2 và cùng với biện pháp 2 tạo nên sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy đề ra trong biện pháp 4.

Biện pháp 4 hiện thực hóa mục tiêu và nội dung ở các biện pháp trước bằng cách xây dựng phương pháp giảng dạy mới, tạo điều kiện cho SV phát huy tính chủ động trong sưu tầm, khai thác, nghiên cứu tài liệu phục vụ học tập. Do đó biện pháp 4 là quan trọng nhất.

Biện pháp 5 nâng nội dung của biện pháp 4 lên một mức cao hơn bằng cách tổ chức xây dựng bài giảng bằng tiếng Anh. Thực hiện được tốt biện pháp 5 sẽ nâng được tầm kiến thức của SV lên.

Biện pháp 6 kiểm tra lại kiến thức SV tiếp thu theo phương pháp giảng dạy thực hiện tại biện pháp 4 và 5 bằng cách thiết lập và quản lý hệ thống bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập với mục tiêu nâng cao tính sáng tạo của sinh viên thơng qua các bài tập và bài kiểm tra với yêu cầu thiết kế được các hệ thống trang thiết bị.

Biện pháp 7 tổ chức kiểm tra đánh giá q trình thay đổi, có nghĩa là đánh giá tồn bộ q trình triển khai thực hiện 6 biện pháp trước để rút ra ưu nhược điểm và đề ra cách thức điều chỉnh.

Cả 7 biện pháp đồng bộ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp vừa đủ cho một quá trình tiến hành quản lý một sự thay đổi trong giáo dục, mà cụ thể ở đây là thay đổi hoạt động giảng dạy một mơn học chun ngành. Thiếu một biện pháp thì các biện pháp kia khơng thể thực hiện hồn chỉnh, nói một cách khác là không đạt được mục tiêu của sự thay đổi. Các biện pháp này cũng khơng có biện pháp thừa, tức là khơng có sự chồng chéo về mục tiêu, nội dung hay cách thức tiến hành thực hiện các biện pháp với nhau. Do đó có thể nói, về lý thuyết, hệ thống các biện pháp trên là phù hợp và đầy đủ. Để đánh giá thực tiễn, phải xem xét đến tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống các biện pháp này bằng cách tổ chức dạy thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)