3.2. Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm phát huy tính
3.2.7. Biện pháp 7: Đánh giá quá trình thực hiện thay đổi quản lý hoạt động
giảng dạy
3.2.7.1. Mục đích của biện pháp
- Kiểm tra công tác thực hiện thay đổi hoạt động giảng dạy;
- Đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các nội dung của các biện pháp 1,2,3,4,5 và 6;
- Rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp điều chỉnh nội dung hoặc phương pháp giảng dạy hay kiểm tra cho phù hợp.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo và kiểm tra các giai đoạn thực hiện kế hoạch đã đặt ra - Lấy được ý kiến của GV để đánh giá qua công tác dự giờ;
- Lấy được ý kiến SV để đánh giá khả năng tiếp thu của SV, qua đó điều chỉnh mức độ kiểm tra kiến thức
- Đánh giá được ưu-nhược điểm và đề ra được các giải pháp điều chỉnh.
3.2.7.3. Cách thực hiện kiểm tra đánh giá
a. Kiểm tra các giai đoạn thực hiện thay đổi hoạt động giảng dạy
- Kiểm tra việc xây dựng nội dung đề cương giảng dạy: Chủ trương giao cho các GV lập đề cương và lịch học, CBQL cần phải kiểm tra qua các tiêu chí:
+ Nội dung có phù hợp với chương trình khung?
+ Nội dung có phù hợp với định hướng mở rộng kiến thức thực tế?
+ Phân phối lịch học có đảm bảo tiêu chí cân bằng giữa giờ dạy lý thuyết và giờ hướng dẫn thực hành?
+ Cấu trúc giờ học lý thuyết có tạo điều kiện cho SV chủ động tích cực tham gia vào giờ học?
+ Cấu trúc giờ học thực hành có phát huy tính sáng tạo của SV?
CBQL đánh giá, góp ý điều chỉnh các nội dung cho phù hợp mục tiêu
của quá trình thay đổi.
- Kiểm tra hoạt động dạy và học trên lớp: Tổ chức dạy thực nghiệm môn học TTB trong CTKT trên một khóa SV, trong suốt quá trình tiến hành giảng dạy ở các lớp, phân cơng CBQL, giảng viên vào dự giờ, theo dõi và đánh giá hoạt động dạy của GV, hoạt động học của SV bằng cách:
+ Phát phiếu lấy ý kiến GV sau các buổi dự giờ về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thái độ của SV, hiệu quả giờ dạy….
+ Phát phiếu lấy ý kiến SV sau các buổi dự giờ về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hiệu quả giờ học….
CBQL đánh giá, góp ý điều chỉnh các hoạt động dạy và học cho phù
hợp mục tiêu của quá trình thay đổi.
- Kiểm tra phương thức đánh giá: bài làm thực hành được thiết kế ngay sau bài học lý thuyết để đánh giá khả năng tiếp thu bài giảng và ứng dụng bài làm vào thực tế. CBQL kiểm tra đánh giá khả năng, mức độ làm bài của SV ở đợt làm bài đầu tiên để tăng hoặc giảm yêu cầu.
+ Tăng yêu cầu nếu bài làm của SV cho thấy khả năng tiếp thu tốt, sử lý tình huống nhanh;
+ Giữ nguyên yêu cầu nếu thấy khả năng tiếp thu của SV tốt nhưng chậm sử lý tình huống;
+ Giảm yêu cầu nếu thấy khả năng của SV kém trong việc sử lý tình huống.
- Tiến hành lấy ý kiến của GV và SV thơng qua hình thức phát phiếu, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp, CBQL có thể nhận định được ưu điểm và những hạn chế của phương thức kiểm tra đánh giá này, cụ thể bằng các cách:
+ Phát phiếu lấy ý kiến SV về các bài kiểm tra giai đoạn và bài kiểm tra kết thúc môn học.
+ Tiến hành so sánh các kết quả học tập hết học phần.
+ Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng áp dụng cho các học phần học khác.