Biện pháp Cần thiết Khả thi
1 Biện pháp 1 12/15 13/15 2 Biện pháp 2 11/15 11/15 3 Biện pháp 3 10/15 12/15 4 Biện pháp 4 14/15 13/15 5 Biện pháp 5 12/15 4/15 6 Biện pháp 6 14/15 9/15 7 Biện pháp 7 12/15 12/15
Biểu đồ 3.1: Đánh giá chung về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, các biện pháp đều được đa số GV, CBQL trong phiếu thăm dò khảo sát xác nhận là cần thiết ( 66,7% đến 93,3%) và khả thi trong thực tế quản lý hoạt động giảng dạy tại trường (60,0% đến 86,7%)
Xét riêng từng bình diện:
- Về tính cần thiết của các biện pháp, biên pháp 4 và biện pháp 6 được đánh giá cao nhất (93,3%) vì liên quan đến phương pháp giảng dạy và phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, biện pháp 3 về lịch trình giảng dạy có mức độ cần thiết thấp nhất với 66,6%
- Về tính khả thi, phần lớn các biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi (73,3% đến 86,7%) trừ biện pháp 5 với nội dung đưa tiếng Anh vào giảng dạy chỉ được 26,7% đánh giá có tính khả khi. Biện pháp 6 về phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập chỉ có 60% đánh giá khả thi.
Xét riêng từng biện pháp, kết quả như sau:
3.5.2. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp 1
Biện pháp 1 xây dựng kế hoạch thay đổi cách quản lý giảng dạy môn học TTB trong CTKT. Trong phiếu yêu cầu lấy ý kiến khảo sát biện pháp này, các CBQL và GV chỉ trả lời 1 câu hỏi:
Bảng 3.14: CBQL và GV đánh giá về tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 1
Mức độ Biện pháp Cần thiết Không cần thiết Khả thi Không khả thi
1 Thay đổi quản lý hoạt động giảng
dạy môn TTB trong CTKT 10/15 5/15 14/15 1/15
Kết quả đánh giá có sự chênh lệch giữa các ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp. Có 66,7% ý kiến đồng ý thay đổi quản lý hoạt động giảng dạy mơn học là cần thiết, nói cách khác là có đến 1/3 ý kiến cho rằng không cần thiết. Điều này thể hiện tâm lý chung của các GV và kế cả một số CBQL là ngại sự thay đổi. Qua phỏng vấn, các GV đều khơng muốn thay đổi những thói quen, những bài giảng đã “tạo nếp” từ nhiều năm nay. Đó cũng là suy nghĩ chung khi đặt vấn đề đối với bất cứ sự thay đổi nào.
Tuy nhiên, khi đã xác định được việc quản lý hoạt động giảng dạy mơn học nhằm nâng cao chất lượng, tăng tính chủ động, sáng tạo cho SV là chủ trương đúng đắn để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thì hầu hết các GV đều đánh giá cao tính khả thi, với 93,3% ý kiến đồng ý. Điều này thể hiện tâm huyết với nghề của các GV, chấp nhận sự thay đổi để đi lên, mặc dù việc thay đổi này sẽ làm công việc của GV nhiều hơn và yêu cầu chất lượng hơn.
3.5.3. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp 2
Biện pháp Hướng dẫn xây dựng nội dung chương trình theo hướng mở bao gồm lập được đề cương giảng dạy phù hợp mục tiêu đào tạo, phát triển được nội dung chương trình theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp cũng như phù hợp với năng lực của SV và xây dựng được bài giảng điện tử hiện thực hóa nội dung chương trình. Kết quả thăm dị cho thấy đa số GV,CBQL xác nhận biện pháp này là cần thiết và có tính khả thi cao. Nội dung của biện pháp này được thể hiện trong Bảng 3.15:
Bảng 3.15: CBQL và GV đánh giá về tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 2
Mức độ
Nội dung đánh giá Cần thiết
Không
cần thiết Khả thi
Không khả thi 1 Lập được đề cương giảng dạy phù hợp
mục tiêu đào tạo 14/15 1/15 14/15 1/15
2
Phát triển được nội dung chương trình theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp cũng như phù hợp với năng lực của SV
15/15 - 15/15 -
Biểu đồ 3.2: Phân tích đánh giá tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 2
Phát triển được nội dung chương trình theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp cũng như phù hợp với năng lực của SV là nội dung quan trọng của biện pháp 2 và cũng được 100% các phiếu khảo sát cho rằng cần thiết và khả thi. Chỉ có 13,3% GV được khảo sát cho rằng nội dung xây dựng bài giảng điện tử không cần thiết và khơng khả thi, qua phỏng vấn trực tiếp có thể thấy rõ quan điểm của các GV này vẫn tin tưởng vào khả năng giảng và vẽ trực tiếp trên bảng bằng phấn.
3.5.4. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp 3
Biện pháp Xây dựng lại lịch trình giảng dạy phù hợp với nội dung tổ chức xây dựng một lịch trình học với thời lượng cân bằng giữa lý thuyết và thực hành trong giới hạn 3 đơn vị học phần, tương đương 9 buổi lên lớp.
Kết quả thăm dò cho thấy đa số GV,CBQL xác nhận biện pháp này là cần thiết và có tính khả thi cao. Nội dung của biện pháp này được thể hiện trong bảng 3.16:
Bảng 3.16: CBQL và GV đánh giá về tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 3
Mức độ
Nội dung đánh giá Cần thiết
Không
cần thiết Khả thi
Không khả thi 1 Giữ nguyên lịch giảng dạy với thời
lượng 100% lý thuyết 2/15 13/15 2/15 13/15
2 Xây dựng lịch giảng dạy cân bằng giữa
lý thuyết và thực hành 12/15 3/15 12/15 3/15
3 Xây dựng lịch giảng dạy với thời lượng
100% thực hành 1/15 14/15 1/15 14/15
4 Nhóm các hệ thống tương đồng vào
Biểu đồ 3.3: Phân tích đánh giá tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 3
Xây dựng một lịch trình học với thời lượng cân bằng giữa lý thuyết và thực hành là nội dung của biện pháp 3 và khi được đưa ra khảo sát cùng với các lựa chọn khác là thời lượng giảng dạy lý thuyết 100% hay giảng dạy thực hành 100%, có tới 80,0% các phiếu khảo sát CBQL và GV cho rằng cần thiết và khả thi. Chỉ có 13,3% GV cho rằng cần thiết giữ nguyên cách dạy lý thuyết và 6,7% muốn thay đổi hẳn sang dạy thực hành.
Đánh giá về nội dung của biện pháp này, các GV ủng hộ việc đưa phần thực hành vào nội dung giảng dạy sẽ giúp cho SV nhanh chóng tiếp cận với kỹ năng thực tế: đọc được bản vẽ, thiết kế được (một cách đơn giản) các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, điều này khơng thể có nếu chỉ dạy kiến thức lý thuyết đơn thuần. Ngược lại, nếu dạy hồn tồn thực hành thì SV sẽ không nắm được kiến thức cơ bản và nguyên lý hoạt động của các hệ thống trang thiết bị, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài học của SV.
Kết quả khảo sát SV được giảng dạy (trong bảng 3.16) cho thấy có tới 82,1% SV thấy cần thiết và 84,3% SV cho rẳng nên đưa nội dung của biện pháp này và thực tế giảng dạy.
Bảng 3.17: SV đánh giá về tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 3
Mức độ
Nội dung khảo sát Cần thiết
Không
cần thiết Khả thi
Không khả thi 1 Giữ nguyên lịch giảng dạy với thời
lượng 100% lý thuyết 11/89 78/89 11/89 78/89
2 Xây dựng lịch giảng dạy cân bằng
3 Xây dựng lịch giảng dạy với thời
lượng 100% thực hành 5/89 84/89 3/89 86/89
4 Nhóm các hệ thống tương đồng vào
giảng dạy chung 66/89 23/89 75/89 14/89
Bảng khảo sát cho thấy việc học tập với thời lượng cân bằng giữa lý thuyết và thực hành đã mang lại hứng thú học tập cho SV.
Riêng phần nội dung gộp các hệ thống có chung 1 hoặc vài đặc điểm lại với nhau để dạy kết hợp, qua đó giúp cho SV nắm được mối liên quan giữa các hệ thống kỹ thuật trong cơng trình kiến trúc, có 66,7% CBQL và GV cùng với 74,2%SV cho rằng phần nội dung thay đổi này là cần thiết và 87,5% CBQL và GV, 84,2% SV đánh giá khả thi cao.
Biểu đồ 3.4: Phân tích đánh giá của SV về tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 3 3.5.5. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của Biện pháp 4
Biện pháp Tổ chức thay đổi phương pháp giảng dạy bao gồm các nội dung xây dựng kết cấu bài giảng lý thuyết và xây dựng kết cấu bài giảng thực hành. Khảo sát CBQL, GV và SV theo từng nội dung.
- Đánh giá nội dung xây dựng kết cấu bài giảng lý thuyết trên tinh thần lấy SV làm trung tâm, đưa sinh viên tham gia tích cực vào bài giảng qua các hoạt động: chuẩn bị bài, trình bày và thảo luận phản biện được thể hiện trên bảng 3.18:
Bảng 3.18: Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của nội dung xây dựng kết cấu bài giảng lý thuyết của Biện pháp 4
Biện pháp cần thiết khả thi 1 Sinh viên và nhóm SV nghiên cứu
tài liệu trước ở nhà 87/104 17/104 95/104 9/104
2 Sinh viên thuyết trình bằng slide
trên lớp 87/104 17/104 75/104 29/104
3 Tổ chức thảo luận trên lớp 78/104 26/104 65/104 39/104 4 GV tập trung giảng dạy qua 3 phần :
lịch sử - nguyên lý - ứng dụng 69/104 35/104 94/104 10/104 5 GV mở rộng kiến thức bằng các ví
dụ thực tế cụ thể 96/104 8/104 99/104 5/104
Biểu đồ 3.5: Phân tích đánh giá tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 4
(Phần dạy lý thuyết)
Tỷ lệ phiếu khảo sát đánh giá các nội dung của phần này là cần thiết rất cao, dao động từ 66,4% đến 92,3% , đánh giá tính khả thi từ 62,4% đến 95,2% cho thấy các thay đổi trong xây dựng kết cấu bài giảng lý thuyết theo xu hướng đưa được SV tham gia vào chuẩn bị kiến thức và trực tiếp là một phần của giờ học được đánh giá rất cao.
Thực tế qua các giờ giảng dạy thực nghiệm cho thấy chất lượng chuẩn bị bài của SV rất tốt, cụ thể:
+ SV chuẩn bị phần nội dung về lịch sử hình thành và phát triển phong phú và kỹ lưỡng. Riêng phần sơ đồ nguyên lý các hệ thống và các ứng dụng thực tế, bài sưu tầm kiến thức của SV đạt được yêu cầu về hình ảnh.
+ Phần SV thuyết trình rất hào hứng, đa số SV tự tin trong trình bày bài sưu tầm của mình, mạnh dạn trả lời câu hỏi của GV và SV khác trong tầm hiểu biết của mình. Việc thảo luận nhóm giúp cho các SV khác tập trung theo dõi trong lớp học hơn, đồng thời GV đứng lớp có thể nhanh chóng giảng dạy, bổ sung kiến thức ngay trong bài thuyết trình của SV. Có thể nói tính chủ động của SV trong giờ học được nâng cao rõ rệt.
- Đánh giá nội dung Xây dựng kết cấu bài giảng thực hành giúp cho SV nhận diện được bản vẽ kỹ thuật, thiết kế được những hệ thống trang thiết bị đã học dưới sự hướng dẫn của giảng viên được thể hiện trên bảng 3.10:
Bảng 3.19: Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của nội dung xây dựng kết cấu bài giảng thực hành của Biện pháp 4
Mức độ
Nội dung đánh giá Cần thiết
Không
cần thiết Khả thi
Không khả thi 1 Hướng dẫn SV nhận diện/đọc được
bản vẽ kỹ thuật 93/104 11/104 93/104 11/104
2 Hướng dẫn SV vẽ thiết kế được bản
vẽ kỹ thuật 56/104 48/104 45/104 59/104
3 SV hoàn thiện bài làm ở nhà 71/104 33/104 84/104 20/104
Biểu đồ 3.6: Phân tích ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của Biện pháp 4
(Phần dạy thực hành)
Thông số tổng hợp trên Bảng 3.15 và cụ thể trên Biểu đồ 3.6 cho thấy trong giờ học thực hành, đa số khảo sát đều cho rằng giảng viên cần hướng dẫn
sinh viên nhận diện/đọc được các bản vẽ kỹ thuật (tỷ lệ 89,4%) và có khả năng đưa vào thực tế (tỷ lệ 89,4%). Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho SV thiết kế được bản vẽ kỹ thuật sơ đồ thi cơng các hệ thống có tỷ lệ khảo sát tương đối cân bằng giữa đánh giá cần thiết (53,8%) và không cần thiết (46,2%), đánh giá không khả thi cao hơn, 56,8% so với 43,2% đánh giá khả thi. Tỷ lệ đánh giá này thể hiện quan điểm cho rằng không cần thiết phải học thiết kế của một chuyên ngành kỹ thuật, mà chỉ cần học để có kiến thức đọc/kiểm tra được bản vẽ của các chuyên ngành khác. Điều này trái ngược với quan điểm hướng dẫn SV thiết kế thực nghiệm để tăng tư duy sáng tạo cho SV, một yêu cầu cần thiết cho những KTS tương lai.
3.5.6. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp 5
Biện pháp 5 giao cho GV xây dựng nội dung và tiến hành giảng dạy bằng tiếng Anh. Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng 3.20: