Cấu trúc một buổi học thực hành

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 73 - 75)

Hoạt động Thời lượng

1

- GV giới thiệu các bản vẽ thiết kế các hệ thống vừa học trong giờ lý thuyết;

- GV hướng dẫn cách nhận diện và đọc các bản vẽ; - GV hướng dẫn cách thiết lập một bản vẽ kỹ thuật.

30% buổi học thực hành trên

lớp 2

- GV hướng dẫn SV thiết kế một bản vẽ của một trong các nhóm hệ thống vừa học.

70% buổi học thực hành trên

lớp 3 - Sinh viên hoàn thiện bài thực hành tại nhà Giờ tự học - SV

thực hiện ở nhà. Bài thực hành giúp cho SV:

- Củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học và áp dụng vào thực tế thiết kế các hệ thống;

- Biết cách phối hợp các hệ thống trang thiết bị với nhau khi thiết kế cơng trình kiến trúc và ảnh hưởng của các hệ thống đến thiết kế chi tiết kiến trúc.

3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức giảng dạy bằng tiếng Anh

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra năng lực học tập và tiếp thu bài giảng bằng tiếng Anh của SV nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng bài giảng bằng tiếng Anh theo nội dung chương trình đã được phê duyệt thơng qua.

- Xây dựng phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Trưởng Khoa Kiến trúc giao cho một GV có trình độ tiếng Anh tốt nhất bộ mơn chuyển hóa nội dung một buổi học ra tiếng Anh để làm thí điểm. Nội dung chuyển tiếng Anh bao gồm đầy đủ đề cương, nội dung giảng dạy và giáo trình điện tử. Tuy nhiên, nếu lấy nội dung cả một buổi học thì khối lượng rất lớn, do đó chỉ chọn lấy một hệ thống trang thiết bị để thực nghiệm và chỉ dạy phần lý thuyết.

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý hệ thống kiểm tra đánh giá kết quả học tập

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Thay đổi phương thức đánh giá kết quả học tập của SV theo phương châm học gì thi nấy và dùng bài thực hành để đánh giá năng lực SV.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng lịch trình kiểm tra căn cứ vào lịch giảng dạy với tiêu chí kiểm tra liên tục trong q trình học.

- Xây dựng một thư viện bài kiểm tra thực hành với yêu cầu giúp cho SV ứng dụng được các kiến thức nguyên lý đã học vào bài làm thiết kế các hệ thống trang thiết bị.

- Căn cứ vào lịch trình giảng dạy, CBQL sẽ phân bổ lịch làm bài với chủ trương học xong lý thuyết hệ thống nào hướng dẫn thiết kế ln hệ thống đó và lấy bài thực hành làm điểm kiểm tra quá trình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)