2.1. Hoạt động giảng dạy các học phần chuyên ngành
2.1.1. Nhận thức về việc giảng dạy các học phần chuyên ngành
Trong đào tạo đại học, ngành Kiến trúc là một trong những ngành được đào tạo hạn chế do đặc thù nghề Kiến trúc sư có nhu cầu khơng q cao lại khá ổn định. Mục đích, mục tiêu đào tạo ngành Kiến trúc được chú trọng về khả năng ứng dụng cao các kiến thức đã học vào thực tế. Ngoài các kỹ năng cứng về chuyên môn nghề nghiệp, một số kỹ năng mềm như khả năng làm việc theo nhóm, sự linh hoạt trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tin học được chú trọng. Các trường đại học có chuyên ngành kiến trúc thường xây dựng nội dung đào tạo với tổng số đơn vị học trình phải tích lũy là trên dưới 160 đơn vị. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương cung cấp kiến thức từ những học phần cơ bản như Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phịng, Tốn cao cấp...
Khối kiến thức cơ sở cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để
tạo nền tảng cho nghề thiết kế kiến trúc. Các học phần được chia ra 3 nhóm: + Nhóm các học phần rèn luyện kỹ năng: Mỹ thuật, Hình học họa hình, Phương pháp thể hiện, Vẽ kỹ thuật, Vẽ ghi...
+ Nhóm các học phần lý thuyết chuyên ngành chung: Cơ lý thuyết, Cơ kết cấu, Sức bền vật liệu, Kết cấu cơng trình, Trắc địa cơng trình, Bê tơng, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật thi cơng...
+ Nhóm các học phần chuyên ngành kiến trúc: Lịch sử kiến trúc, Cấu tạo kiến trúc, Trang thiết bị trong cơng trình kiến trúc, Vật lý kiến trúc, Thiết kế điện, Thiết kế cấp thốt nước...
Khối kiến thức ngành chính cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ
+ Các cơng trình kiến trúc dân dụng (Nguyên lý thiết kế nhà ở, Nguyên lý thiết kế nhà dân dụng, các Đồ án thiết kế nhà ở, nhà dân dụng, cơng trình cơng cộng, giáo dục, thể thao),
+ Các cơng trình kiến trúc cơng nghiệp (Ngun lý thiết kế nhà công nghiệp, các Đồ án thiết kế nhà công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng)
+ Quy hoạch đô thị (Nguyên lý thiết kế quy hoạch, các Đồ án thiết kế quy hoạch nhóm nhà ở, quy hoạch đơ thị...)
+ Nội thất (Nguyên lý thiết kế nhà nội thất, các Đồ án thiết kế nội thất) Trong nội dung chương trình đào tạo ngành Kiến trúc, các học phần chuyên ngành được bố trí đều khắp và trải rộng từ năm thứ nhất đến năm thứ năm, giúp cho sinh viên kiến trúc tiếp cận dần dần với các kiến thức cơ bản với các kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tư duy, sáng tạo từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ các cơng trình đơn lẻ đến tổ hợp quy hoạch đơ thị. Tỷ lệ giữa các khối kiến thức trong khung đào tạo của các trường đại học khác nhau.
Bảng 2.1: Tỷ lệ khối kiến thức đào tạo trong chương trình khung của các trường
S T T Khoa kiến trúc Tỷ lệ khối kiến thức Khối kiến thức giáo dục đại cương
Khối kiến thức giáo dục chuyên ngành Kiến thức cơ sở ngành Kiến thức chuyên ngành 1 Trường đại học Kiến trúc Hà Nội 31,8% 37,2% 31,0%
2 Trường đại học Kiến trúc TpHCM 22,5% 38,9% 38,6%
3 Trường đại học Xây dựng 32,4% 45.3% 22.3%
4 Trường đại học Hải Phòng 26,1% 32,6% 41,3%
5 Trường đại học Nguyễn Trãi 28,7% 34,8% 36,5%
6 Trường đại học Đông đô 25,6% 40.6% 33,8%
7 Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ 44,5% 28,3% 27,2%
8 Viện đại học mở 25,5% 36.3% 36.2%
(Nguồn : Webside các trường)
Như vậy có thể thấy rõ trong nội dung đào tạo, hàm lượng các học phần kiến thức cơ sở và kiến thức ngành tương đương nhau ở phần lớn các trường.
Các học phần kiến thức ngành phần chủ yếu là các đồ án thiết kế kiến trúc thuộc các mảng đề tài khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế, tạo nên sự đa dạng về các học phần của sinh viên. Các đồ án được thiết kế theo hướng mở, ngoài
việc phải thực hiện yêu cầu chung đối với từng mơn học, sinh viên được khuyến khích tìm ra các ý tưởng mới và giảng viên hướng dẫn sẽ là người giúp đỡ sinh viên hoàn thiện những ý tưởng của mình. Đây là những điểm mạnh và cũng là đặc thù trong chương trình đào tạo ngành Kiến trúc nhằm khuyến khích và phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.
Các học phần kiến thức cơ sở là cốt lõi, bổ trợ kiến thức cho các học phần kiến thức ngành. Do đó, từ trước đến nay các học phần này đều được xây dựng thành các mơn lý thuyết, kiến thức bị khép kín về hoạt động và học thuật. Giảng viên lên lớp truyền thụ kiến thức, sinh viên thụ động nghe, ghi chép mà khơng có một hoạt động nào khai thác được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên ngành Kiến trúc, trong khi đây lại là phẩm chất cần có của một Kiến trúc sư tương lai.
Học phần “Trang thiết bị trong cơng trình kiến trúc” là một học phần quan trọng nằm trọng hệ thống các mơn kiến thức cơ sở. Mục đích giảng dạy của mơn học nhằm trang bị cho sinh viên ngành Kiến trúc những vấn đề cơ bản của các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật cơng trình (cấu tạo, nguyên lý, phân loại, ứng dụng...), các không gian kỹ thuật cần thiết cho các hệ thống này hoạt động để khi sáng tác thiết kế có khả năng đồng bộ được các lĩnh vực nghệ thuật – kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sử dụng của cơng trình. Tuy vậy, học phần này được các trường xếp vào nhóm các học phần lý thuyết, do đó thực tế giảng dạy trong các trường cũng nằm trong thực trạng chung của các môn kiến thức cơ sở.
2.1.2.Thực trạng hoạt động giảng dạy học phần “Trang thiết bị trong cơng trình kiến trúc”
Tìm hiểu thực trạng hoạt động giảng dạy học phần “Trang thiết bị trong cơng trình kiến trúc” (TTB trong CTKT) tại các trường đại học đào tạo ngành Kiến trúc hiện nay, bằng cách sử dụng phiếu thăm dò về các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy môn học này trong các nhà trường như nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giảng dạy, của nội dung chương trình, của phương pháp giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá…kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia và đàm thoại.
Các trường đại học đào tạo ngành Kiến trúc được lấy Phiếu thăm dò khảo sát là 5 trường :
- Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, - Trường đại học Nguyễn Trãi, - Trường đại học Đông đô,
- Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ. - Viện đại học Mở.
Phiếu được phát ra để tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV), và sinh viên đang học (SV) cũng như một số cựu sinh viên(CSV), là những sinh viên kiến trúc vừa tốt nghiệp ra trường để tham khảo ý kiến của SV về một số nội dung phù hợp với nhận thức của họ.
Bảng 2.2: Đối tượng phát phiếu khảo sát
STT Đối tượng Số lượng
1 Cán bộ quản lý 15
2 Giảng viên 22
3 Sinh viên kiến trúc 125
4 Cựu sinh viên kiến trúc 23
Tổng cộng 185
- Nhóm CBQL có 15 người, bao gồm Phó Hiệu trưởng, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng, phó khoa Kiến trúc, Trưởng bộ mơn Cơ sở kiến trúc.
- Nhóm GV gồm 22 người, đều là các giảng viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy học phần TTB trong CTKT tại các trường, đồng thời cũng giảng dạy các học phần kiến thức cơ sở ngành khác cũng như các học phần kiến thức ngành chính. - Nhóm sinh viên kiến trúc gồm 125 người, trong đó có 66 sinh viên năm thứ 4 và 59 sinh viên năm thứ 5.
- Nhóm cựu sinh viên kiến trúc có 23 người, có 15 người ra trường được 1 năm, 8 người ra trường được 2 năm và đều đang làm việc tại các văn phịng thiết kế hoặc các cơng ty xây dựng.
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học phần TTB trong CTKT
Tìm hiểu quản lý hoạt động giảng dạy học phần TTB trong CTKT tại 5 trường đại học với các nội dung thăm dị gồm:
- Chương trình giảng dạy
- Hoạt động dạy của giảng viên - Nội dung giảng dạy
- Kiểm tra đánh giá.
Kết quả thăm dò từng nội dung quản lý hoạt động giảng dạy lần lượt được trình bày ở dưới đây.