Quản lý hoạt động giảng dạy tại các trường đại học ngồi cơng lập

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 36 - 38)

1.4.1. Trường đại học ngồi cơng lập

Trường đại học ngồi cơng lập ngoài việc thực hiện những quy định của một trường đại học nói chung về mục tiêu, chương trình, quy trình đào tạo, trường đại học ngồi cơng lập cịn có những đặc điểm sau:

- Trường được thành lập do một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức đứng ra thành lập. Trường hồn tồn tự chủ về tài chính, có nghĩa vụ tự thu, tự chi, lấy thu bù chi mà khơng có sự hỗ trợ của nhà nước về tài chính. Nguồn tài chính đầu tư là nguồn ngồi ngân sách nhà nước nên trường có quyền tự chủ rất cao trong việc xây dựng cơ sở vật chất theo khả năng, mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động giảng dạy của nhà trường và toàn quyền trong việc liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước.

- Về nhân sự, trường đại học ngồi cơng lập có quyền quyết định về nhân sự, đội ngũ giảng viên.

- Đầu vào chất lượng sinh viên thấp, chỉ đạt điểm sàn, không đủ chuẩn vào các trường đại học công lập.

- Chương trình đào tạo cũng được xây dựng theo qui định chung của giáo dục đại học với giới hạn các tỷ lệ khối kiến thức giữa các môn học cơ bản, các môn cơ sở và chuyên ngành. Các môn học được xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên có thay đổi, cải tiến cho phù hợp với từng loại hình trường và đặc thù của địa phương, nơi trường được xây dựng.

Với các lý do trên đã làm công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại các trường đại học ngồi cơng lập trở nên phức tạp, khó khăn và có những nét đặc trưng riêng.

1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy tại các trường đại học ngồi cơng lập

Khi nói đến hoạt động giảng dạy là muốn nói đến hoạt động của giảng viên và những hoạt động liên quan đến hoạt động dạy của giảng viên trong trường học.

Hiện nay, quản lí hoạt động giảng dạy ở các trường đại học ngồi cơng lập, mặc dù có những đặc điểm, đặc trưng khác biệt nhưng vẫn xây dựng dựa vào mơ hình quản lý giảng dạy ở trường đại học cơng lập. Vì thế, việc quản lý, điều hành hoạt động đào tạo ở loại hình trường đại học ngồi cơng lập vẫn cịn phần nào mang tính áp đặt, ít kinh nghiệm, mò mẫm, vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường sao cho không vi phạm pháp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.

+ Đội ngũ CBQL : Ở trường đại học ngồi cơng lập, ngoài sự quản lý của các cấp lãnh đạo đặc trưng của nhà trường ( hiệu trưởng, ban giám hiệu, khoa, bộ mơn), hoạt động giảng dạy cịn chịu sự quản lý của các cấp lãnh đạo đặc thù như Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị hay Tồng Giám đốc điều hành. Việc quản lý về chuyên môn giảng dạy thường được giao về cấp khoa do Chủ nhiệm khoa trực tiếp quản lý.

+ Đội ngũ GV: Các điều kiện quản lý đội ngũ GV khá phức tạp do GV đa phần là thỉnh giảng từ các trường đại học cơng lập, trình độ chun mơn khác nhau.

- Lực lượng giảng viên cơ hữu ít, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ các nguồn khác nhau nên thiếu ổn định.

- Có thể mời được các GV giỏi, cũng như các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm tại các cơng ty, xí nghiệp sản xuất tham gia vào quá trình đào tạo do được tự chủ về tài chính.

- Thời gian giảng dạy eo hẹp gây khó khăn cho việc xếp lịch dạy cũng như việc quản lý chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn đối với GV thỉnh giảng cũng khó so với đội ngũ GV cơ hữu.

+ Sinh viên: Trường đại học ngồi cơng lập thường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển nên:

- Trình độ yếu hơn so với sinh viên các trường công lập; - Động cơ, hứng thú học tập giảm sút;

- Tính tích cực, độc lập hoạt động chưa cao;

- Sự gắn kết các SV trong tập thể lớp kém sự chặt chẽ.

Vì vậy phải có những phương pháp và biện pháp giảng dạy và quản lý giảng dạy phù hợp mới có thể đạt được mục tiêu và chất lượng giáo dục của nhà trường.

+ Nội dung chương trình : Quản lý nội dung chương trình được cụ thể hóa dưới dạng giáo trình, tài liệu tham khảo bộ mơn. Giảng viên có trách nhiệm viết giáo trình, tài liệu tham khảo bộ mơn và nhà trường có trách nhiệm in, phát hành sau khi đã hoàn tất các thủ tục về thẩm định, biên tập. Có giáo trình được lưu hành rộng rãi, có giáo trình lưu hành nội bộ tùy theo tính chất, chất lượng của giáo trình. Ở trường đại học ngồi cơng lập, các giáo trình được Trưởng khoa duyệt về nội dung nhưng chưa được kiểm định của Hội đồng khoa học cấp trường thì chỉ được lưu hành nội bộ khoa [18].

+ Cơ sở vật chất: Các trường ngồi cơng lập gặp khó khăn về địa điểm (sử dụng đất) cũng như quy mơ đầu tư vì tồn bộ tài chính đều khơng được nhà nước hỗ trợ. Do đó, quản lý cơ sở vật chất nhà trường có nhiều hạn chế về số lượng, chất lượng và bổ sung nâng cấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)