Nội dung của quản lý giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 25 - 28)

1.3. Quản lý hoạt động giảng dạy đại học

1.3.2. Nội dung của quản lý giáo dục đại học

1.3.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giảng dạy

Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực đã có và sẽ được khai thác. Việc lập kế hoạch trong một trường đại học được tiến hành ở nhiều cấp [16]. Cán bộ quản lý cần tổ chức cho giảng viên tham gia xây dựng hai bản kế hoạch, đó là:

- Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm học, học kỳ: kế hoạch của trường, của khoa.

- Kế hoạch giảng dạy: kế hoạch của bộ mơn, trong đó có kế hoạch giảng dạy của từng GV.

Để giảng viên tham gia thực hiện tốt việc lập kế hoạch giảng dạy, CBQL cần phải:

- Một là, tạo điều kiện cho giảng viên nắm rõ mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo.

- Hai là, quản lý tốt chương trình đào tạo. Theo Điều 15, Điều lệ trường đại học, trường đại học tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành của trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo [17].

- Ba là, CBQL phải thực hiện việc phân công giảng dạy cho GV. Công việc này phải dựa trên nguyên tắc hợp lý khéo léo giữa trình độ, năng lực chun mơn; điều kiện cụ thể của trường; quyền lợi của sinh viên; nguyện vọng, điều kiện cá nhân của giảng viên.

Theo tác giả Châu Kim Lang, kế hoạch đào tạo phải được ổn định, tiến độ đào tạo phải thực hiện theo kế hoạch đào tạo, những hoạt động dạy và học phải được tiến hành nhịp nhàng theo đúng tiến độ để đảm bảo hiệu quả cao. [21]

Như vậy, có thể nói việc lập kế hoạch phân công giảng dạy là việc làm thường xuyên của CBQL giáo dục và GV ở đầu mỗi năm học, mỗi kỳ học.

1.3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo

Nội dung chương trình của một ngành đào tạo hay của một môn học đều được tổ chức theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, quy định chi tiết khối kiến thức đại cương và thời lượng dành cho các khối kiến thức cơ sở của khối ngành, khối kiến thức ngành chính và khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiệm vụ của trường là phải thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhưng đối với giảng viên, chương trình đào tạo là pháp lệnh. CBQL phải tổ chức quản lý để GV thực hiện đúng, đủ chương trình và thực hiện đúng tiến độ. Có nghĩa là về nội dung và phạm vi kiến thức quy định trong chương trình cơ bản phải đủ, phân phối số tiết về thời gian và trình tự phải hợp lý, khoa học. Về phương pháp phải đúng đặc điểm của từng bộ môn, từng loại bài.

Ở bậc đại học, mỗi môn học được xem như một khoa học, do vậy việc tổ chức nội dung của môn học phải tuân thủ các nguyên tắc như từ đơn giản đến

phức tạp, từ cái chung đến cái riêng, từ cái đã biết đến cái chưa biết…và phải tuân theo những tiêu chí cơ bản sau:

- Phải giới thiệu được đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học đó thơng qua các phạm trù, khái niệm, thuật ngữ chung.

- Phải giới thiệu được các phương pháp nghiên cứu đặc trưng; các sử dụng phương pháp đó trong học tập và nghiên cứu môn học.

- Phải nêu được những thành tựu cơ bản của ngành khoa học và ứng dụng nó vào đời sống.

- Phải nêu được các vấn đề mà khoa học đang nghiên cứu, tìm lời giải [22].

1.3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động giảng dạy

Căn cứ vào mục tiêu và nội dung đã được xác định, CBQL phải đưa ra được các hình thức dạy học phù hợp vì đây chính là một việc làm quản lý quan trọng, tác động lớn đến hiệu quả dạy – học.

Phương pháp giảng dạy tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học nên vấn đề lựa chọn phương pháp ln được đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế, xây dựng ý đồ triển khai một bài giảng cụ thể. Mỗi phương pháp giảng dạy đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, trên thực tế không tồn tại một phương pháp giảng dạy nào tối ưu. Do đó, GV phải biết lựa chọn hoặc kết hợp giữa một vài phương pháp để tận dụng được tối đa những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của phương pháp. Một phương pháp dạy học được coi là hợp lý và hiệu quả nếu phương pháp đó nhắm đến mục tiêu dạy học rõ ràng, tương thích và khả thi [22].

1.3.2.3. Quản lý quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra là công cụ hay phương tiện đo lường trình độ kiến thức, kỹ năng của SV. Đánh giá là một khái niệm nhằm xác định mức độ về trình độ của SV.

Mục đích của kiểm tra đánh giá trong dạy học là xác định số lượng và chất lượng của giáo dục và học tập nhằm khuyến khích SV học tốt và GV dạy tốt; nâng cao tinh thần trách nhiệm của SV với việc học tập, giúp SV hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học, bổ sung kịp thời những lỗ hổng trong kiến thức, tăng cường trí nhớ, phát triển kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng tổng hợp, phân tích, tổng kết, giải quyết vấn đề.

Qua đánh giá, GV hiểu được trình độ của SV, phân loại, giúp đỡ SV và biết được kết quả cơng tác giảng dạy của chính mình để điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn.

Quy trình đánh giá kết quả bao gồm các bước sau:

- Xác định những mục tiêu chi tiết ứng với từng đơn vị nội dung của mơn học, - Lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá,

- Thiết kế các công cụ kiểm tra đánh giá.

Như vậy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Đó là kết quả kiểm tra cả việc học tập của SV và việc dạy của người thày. Kiểm tra được coi là thực hiện nguyên tắc của mối liên hệ ngược, nhờ đó điều chỉnh q trình dạy học.

Để quản lý tốt quá trình kiểm tra đánh giá, khâu quản lý cuối cùng của quản lý quá trình dạy học, chủ thể quản lý cần thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng quy trình thi, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy trình. Ban hành quy chế thi kiểm tra, trong đó quy định rõ hình thức tổ chức (tập trung hoặc riêng lẻ), cách chấm bài có hoặc khơng rọc phách, thời gian nộp...

- Tổ chức để GV tham gia xây dựng và sử dụng bộ để thi.

- Yêu cầu GV áp dụng đa dạng các hình thức trong thi và kiểm tra.

- Kiểm tra để đảm bảo các bài kiểm tra phải có giá trị tin cậy và dễ sử dụng.

- Tổ chức tổng hợp, phân tích kết quả thi và yêu cầu GV rút kinh nghiệm, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy môn “trang thiết bị trong công trình kiến trúc” nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)