Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 30 - 32)

1.2 Phƣơng pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan trong đánh giá KQHT

1.2.2 Một số khái niệm

1.2.2.1 Trắc nghiệm

Trắc nghiệm theo nghĩa tiếng Anh là “test” có nghĩa là “thử’’, “phép thử” hay “bài kiểm tra” (nếu là danh từ) và là “kiểm tra” (nếu là động từ). Theo nghĩa tiếng Hán trắc nghiệm là cụm từ ghép gồm “trắc” có nghĩa là đo lƣờng và “nghiệm” có nghĩa là suy xét, chứng thực. Trắc nghiệm là phép thử tiêu chuẩn hoá để đo và đánh giá kiến thức riêng hoặc là tầm vóc, nhân cách.

Trắc nghiệm trong giáo dục là một PP đo lƣờng để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của SV nhƣ chú ý, tƣởng tƣợng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu hoặc để KTĐG một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của SV.

Trắc nghiệm kiến thức là hoạt động đo lƣờng mức độ đạt đƣợc mục tiêu dạy học về lĩnh vực kiến thức đặt ra ở ngƣời học.

Trắc nghiệm năng lực là các trắc nghiệm đo năng lực của cá nhân, nhƣ trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm năng khiếu...

Trắc nghiệm KQHT là trắc nghiệm đánh giá tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ của SV trong học tập.

Trắc nghiệm là một công cụ nhằm đo lƣờng mức độ mà một cá nhân đã làm đƣợc trong một lĩnh vực cụ thể.

Trắc nghiệm ln mang tính ý nghĩa là thơng tin trực tiếp một vấn đề cần nghiên cứu, là một công cụ để đánh giá qua những vấn đề cần giải quyết hoặc cần các câu trả lời.

1.2.2.2 Bài tập trắc nghiệm

Bài tập trắc nghiệm là phƣơng tiện dùng để đo trí tuệ, vốn kiến thức đã đƣợc trang bị và chuẩn đoán KQHT của SV. Bài tập trắc nghiệm là một bộ công cụ gồm những phép thử đã đƣợc chuẩn hố, có thơng tin và độ ứng nghiệm cao.

1.2.2.3 Trắc nghiệm khách quan

Theo hai nhà bác học Mỹ Quen tin Stodola và Kalmer Stodahl, TNKQ cũng là bài kiểm tra viết, nhƣng việc cho điểm không phụ thuộc vào sự chủ quan của ngƣời chấm mà hồn tồn khách quan. Vì dạng trắc nghiệm này trong mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho SV một phần hay tất cả các thông tin cần thiết và đòi hỏi SV phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại này cịn đƣợc gọi là câu hỏi đóng. Dạng TNKQ yêu cầu phải đƣợc xây dựng sao cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hoặc là một câu trả lời đúng nhất. Thực ra TNKQ cũng có phần chủ quan theo nghĩa nó là đại diện cho một sự phán xét của một ngƣời (có thể là một nhóm nguồn nào đó về bài trắc nghiệm, tức là việc lựa chọn nội dung để kiểm tra và việc định ra câu trả lời có sẵn.

1.2.2.4 Trắc nghiệm chủ quan (trắc nghiệm tự luận)

Trắc nghiệm chủ quan là loại bài kiểm tra viết, bao gồm các câu hỏi cho phép có sự tự do tƣơng đối nào đó để trả lời một vấn đề đƣợc đặt ra, nhƣng đồng thời lại đòi hỏi SV phải nhớ lại hơn là nhận biết thông tin và phải biết sắp xếp diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác, sáng sủa.

Trắc nghiệm chủ quan hay còn gọi là dạng những câu hỏi mở. Câu trả lời: có thể là một đoạn văn ngắn, một bài tóm bắt, một bài diễn giải hoặc một tiểu luận. Dạng này đƣợc xem là trắc nghiệm chủ quan vì việc đánh giá, cho điểm câu trả lời có thể tuỳ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của ngƣời chấm, từ khâu xây dựng đáp án biểu điểm, xác định các tiêu chí đánh giá đến khâu đối chiếu bài trả lời với đáp án biểu điểm, các tiêu chí đánh giá đã định... Thơng thƣờng một bài trắc nghiệm chủ quan gồm ít câu hỏi hơn là một bài TNKQ, do cần có nhiều thời gian hơn để trả lời mỗi câu hỏi.

1.2.2.5 Trắc nghiệm chuẩn hóa

Trắc nghiệm chuẩn hoá là loại trắc nghiệm do chuyên gia xây dựng một cách công phu, đã qua thử nghiệm, có thể dùng đại trà trong nhiều năm, phản ánh đƣợc yêu cầu chuẩn mực của chƣơng trình, phù hợp với trình độ chung của SV cùng lứa tuổi, cùng khối lớp. Những trắc nghiệm chuẩn thƣờng đƣợc các hội đồng quốc gia chuẩn y, đƣợc sử dụng cho các kỳ thi cuối cấp để đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ, đƣợc in rộng rãi trong ngành giáo dục giúp cho GV đối chiếu trình độ SV của mình giảng dạy với chuẩn chung.

1.2.2.6 Trắc nghiệm do giáo viên thiết kế

Trong KTĐG KQHT của SV, cũng có những bài trắc nghiệm đã chuẩn hố trên thị trƣờng, nhƣng những bài này không đáp ứng nhu cầu của các GV ở các trƣờng hoặc khơng thích hợp với các mục tiêu giảng dạy của họ. Do đó, GV phải tự soạn những bài trắc nghiệm để đánh giá KQHT trong bộ mơn mình giảng dạy.

Trắc nghiệm do GV thiết kế là loại trắc nghiệm đƣợc GV tự mình xây dựng trong quá trình giảng dạy để sử dụng vào mục đích cụ thể, cho từng nhóm SV cụ thể, vào một thời điểm cụ thể. Đây thƣờng là những trắc nghiệm có nội dung vừa phải, trả lời trong khoảng thời gian ngắn, thuộc loại TNKQ, chủ quan hoặc trắc nghiệm lai.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)