Kỹ thuật soạn một bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 41 - 44)

1.2 Phƣơng pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan trong đánh giá KQHT

1.2.7 Kỹ thuật soạn một bài trắc nghiệm

1.2.7.1 Giai đoạn chuẩn bị

Một bài trắc nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian và công phu soạn thảo một số GV chỉ chú trọng đến điều gì đã giảng dạy, chứ ít chú ý đến mục tiêu nào trong chƣơng trình cần đƣợc KTĐG. Cũng có khi nhiều mục đƣợc đề cập đến nhiều hơn vì dễ viết câu hỏi, chứ khơng phải do tầm mức quan trọng. Do đó muốn viết câu hỏi trắc nghiệm một cách hiệu quả, ta cần lƣu ý đến một số nguyên tắc căn bản sau:

a. Xác định rõ mục tiêu muốn kiểm tra đánh giá

Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là xác định các mục tiêu dƣới dạng hành vi, cử chỉ, kiến thức, thái độ mà GV muốn SV đạt đƣợc. Điều quan trọng là SV biết gì, có thể làm gì, nghĩ gì, giải quyết gì chứ khơng phải GV hay ngƣời khác muốn gì.

b. Các mục tiêu phải được phát biểu dưới dạng những điều có thể quan sát được, đo được

Các mục tiêu bài giảng, môn học bao giờ cũng bắt đầu bằng động từ hành động. Trong bài dạy thực hành thì mục tiêu bài dạy đƣợc thể hiện trình độ của SV ở

các mức nhƣ bắt chƣớc, làm đƣợc, làm chính xác, làm biến hố và làm thành thục. Còn trong bài dạy lí thuyết khi viết mục tiêu GV phải dựa vào các mức độ khác nhau của việc nắm vững kiến thức (biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).

c Bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu cho những điều đã giảng

Bài trắc nghiệm quá ngắn sẽ không bao gồm đƣợc các điều đã học tập trong lớp. Nhƣng nếu bài trắc nghiệm quá dài sẽ làm cho SV mệt mỏi. Lấy mẫu tiêu biểu sẽ giúp chúng ta đề cập bao quát hơn những điều đã giảng dạy và giữ cho bài trắc nghiệm hợp lí.

d. Tầm quan trọng của các mục tiêu GV nêu lên trong lúc giảng dạy phải được đề cập đến trong khi lấy mẫu các câu hỏi.

Ảnh hƣởng của mỗi phần trong bài trắc nghiệm trên điểm số tổng quát tuỳ thuộc số câu hỏi trong phần ấy và mức độ khó của mỗi câu hỏi.

Ví dụ: nếu nhiều câu hỏi trong bài đề cập đến kiến thức dựa trên trí nhớ thì SV nào học thuộc lịng sẽ đƣợc điểm cao, ngƣợc lại, nếu có nhiều câu hỏi về khả năng giải thích, giải quyết vấn đề thì SV có óc phân tích sẽ đƣợc điểm

e. Cần lập bảng phân bổ các câu hỏi một cách chi tiết trước khi soạn bài

Bảng phân bố câu hỏi đƣợc lập bằng cách dùng một ma trận, với các mục tiêu ở phía trên và các đề mục hay nội dung ở phía dƣới.

Bảng 1.1 Bảng phân bô câu hỏi

Mục tiêu Đề mục

(nội dung)

Nhớ

(số câu hỏi) (số câu hỏi) Hiểu (số câu hỏi) Vận dụng Tổng số câu hỏi ...............

................

Cách xác định số câu hỏi cho từng nội dung

Căn cứ vào mối quan hệ hữu cơ giữa môn học Thƣơng mại điện tử với các môn học khác (nội dung nào là cần thiết và có liên quan nhiều đến việc lĩnh hội các kiến thức của môn học khác...). Căn cứ theo phân phối chƣơng trình mơn học.

* Xác định số câu hỏi cho các mức độ nhận thức

- Mức độ nhận thức nào là quan trọng, có liên quan đến kết quả học tập bộ môn và các môn học khác.

- Mức độ nhận thức nào là cần thiết để hình thành và phát triển những năng

lực khác của sinh viên.

- Thời gian cần thiết để hình thành và phát triển năng lực * Số câu hỏi trong bài .

- Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta địi hỏi SV phải có.

- Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho nó, nhiều bài trắc nghiệm đƣợc giới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn. Ta có thể giả thiết rằng ngay cả với những SV làm chậm cũng có thể trả lời một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong vòng một phút.

1.2.7.2 Giai đoạn thực hiện

Sau khi đã quyết định soạn bài kiểm tra hay bài thi cho mục đích gì, dựa trên mục tiêu cụ thể nào, chiều dài bài trắc nghiệm là bao nhiêu, loại câu hỏi nào, bao nhiêu câu hỏi cho mỗi loại, GV bắt đầu viết câu hỏi. Muốn có bài trắc nghiệm hay, GV nên theo các quy tắc tổng quát sau:

- Bản sơ thảo các câu hỏi nên đƣợc soạn nhiều ngày trƣớc khi kiểm tra hay thi.

- Trên bản sơ thảo đầu tiên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng. - Mỗi câu hỏi nên liên quan đến một mục tiêu nhất định

- Mỗi câu hỏi phải đƣợc diễn đạt nhƣ thế nào cho nội dung nột câu hỏi chứ không phải dạng câu hỏi quyết định câu trả lời phải chọn.

- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh tối nghĩa.

- Các câu hỏi liên quan đến các định nghĩa, khái niệm quan trọng thì phải đặt ra yêu cầu là SV phải nhớ, hiểu đƣợc khái niệm đó.

- Khơng cố gắng làm tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu hỏi theo cách phức tạp hơn, trừ khi ta muốn kiểm tra về mặt đọc hiểu.

- Khi viết câu hỏi phải đề phòng các câu thừa giả thiết.

- Mỗi câu trả lời phải tự mang đầy đủ ý nghĩa hơn là phải tuỳ thuộc vào phần câu trả lỏi chọn lựa để hoàn tất ý nghĩa.

- Các câu hỏi nên đƣợc đặt dƣới dạng xác định hơn là thể phủ định hay thể phủ định kép.

- Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay từ bài giảng - Nên tránh những câu có tính chất “lừa” SV.

- Tránh để SV đoán đƣợc câu trả lời nhờ vào dữ kiện cho ở một câu hỏi khác - Nên sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự của mức khó.

- Nên đặt các câu hỏi cùng loại chung một chỗ.

- Nên sắp các câu hỏi có câu trả lời ngắn thành những nhóm 5 câu. - Tránh sắp những câu trả lời đúng thành dạng thức giống nhau.

- Các chỗ trống để điền câu trả lời nên có chiều dài bằng nhau

- Các khoảng trống để trả lời nên đặt dọc theo một cột nằm về một bên trang giấy.

- Nên soạn các “khoá” câu trả lời để chấm bài TNKQ nhiều lựa chọn trƣớc khi thi.

- Cần báo trƣớc cho SV phƣơng thức cho điểm mỗi câu hay mỗi phần.

- Các câu hỏi phải đƣợc viết nhƣ thế nào để chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 41 - 44)