Viết các câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 65 - 66)

3.1 Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

3.1.3 Viết các câu hỏi trắc nghiệm

Đặc điểm của hình thức thi trắc nghiệm khách quan là các câu hỏi xuyên suốt toàn bộ nội dung môn học, mỗi đề thi gồm rất nhiều câu hỏi khác nhau đƣợc xây dựng một cách ngẫu nhiên trên ngân hàng câu hỏi. Do đó trƣớc khi biên soạn ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cần phải xác định đƣợc mục tiêu môn học cũng nhƣ mục tiêu đánh giá SV là gì để có đƣợc những câu hỏi hay, phù hợp và chính xác.

Thơng thƣờng hình thức thi vẫn là thi viết, các câu hỏi trắc nghiệm gồm hai dạng là câu hỏi bằng văn bản và câu hỏi bằng hình ảnh. Khi viết các câu hỏi trắc nghiệm cần tuân thủ theo các yêu cầu sau:

* Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn:

+ Phần câu dẫn phải rõ ràng, đơn giản và càng chính xác càng tốt + Không nên kết thúc câu dẫn bằng các từ để lộ ý trả lời

+ Tất cả các câu trả lời nên có độ dài nhƣ sau

+ Tất cả các câu trả lời gây nhiễu đều có vẻ đúng và hợp lý

+ Tránh dùng từ phủ định trong phần dẫn hoặc nếu có thì từ phủ định phải đƣợc nhấn mạnh.

+ Tránh đặt câu trả lời theo khuôn mẫu, các đáp án cần sắp xếp một cách ngẫu nhiên.

+ Không để lộ gợi ý trả lời cho câu hỏi này trong một câu khác

+ Tránh những câu trả lời dạng: tất cả các câu trên hay không phải những câu trên,…

+ Số câu trả lời tốt nhất là 4 câu để khơng có q ít câu lựa chọn hoặc có quá nhiều câu nhiễu gây khó khăn cho SV.

* Đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi

+ Đƣa ra số lƣợng các câu dẫn hợp lý vì nếu quá nhiều sẽ làm cho sinh viên mất nhiều thời gian trong việc đọc câu dẫn.

+ Các câu trong danh mục nên đồng loại hoặc chỉ có tối đa 2 loại.

+ Các câu trắc nghiệm ghép đôi nên đƣợc viết trong một trang để sinh viên khơng phải lật qua, lật lại gây khó khăn và gây nhiễu đối với sinh viên.

+ Số câu trả lời phải luôn lớn hơn câu dẫn một câu.

+ Liệt kê hƣớng dẫn rõ ràng, nói rõ đánh dấu nhƣ thế nào cũng nhƣ mối quan hệ giữa câu dẫn và câu trả lời.

* Đối với dạng câu hỏi đúng - sai

+ Có thể đƣa thêm vào phần dẫn nếu các câu hỏi (trong phần câu dẫn) có cùng một nội dung.

- Yêu cầu khi viết câu hỏi dạng đúng - sai

+ Trình tự các câu lựa chọn đúng – sai không nên theo quy luật để tránh sinh viên “đốn mị”.

+ Số lƣợng câu hỏi ở dạng này là không cần giới hạn vì các câu hỏi độc lập, khơng có ràng buộc lẫn nhau.

* Đối với câu hỏi dạng điền khuyết (trả lời ngắn)

+ Sử dụng ngôn ngữ riêng, không dùng từ ngữ trong sách để tránh học vẹt ở sinh viên.

+ Phải rõ ràng, tƣờng minh và có duy nhất một câu trả lời.

+ Cần tránh các từ mang tính gợi ý nhƣ: “cái, chiếc, con,…” trƣớc chỗ trống. + Nếu câu trả lời khác đáp án, nhƣng vẫn đúng thì vẫn đƣợc điểm.

+ Có thể tạo ra một cột bên phải để sinh viên điền đáp án theo thứ tự.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)