Hoàn thiện câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 68 - 70)

3.1 Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

3.1.6 Hoàn thiện câu hỏi trắc nghiệm

a. Thử nghiệm trên nhóm SV

Sau khi có sự đóng góp ý kiến của các GV bộ mơn thì bộ câu hỏi trắc nghiệm cần đƣợc tiến hành kiểm tra thử trên một nhóm SV nhằm đánh giá đƣợc độ khó, độ phân biệt của câu hỏi sao cho bộ câu hỏi phải có độ tin cậy cao và phải phù hợp với trình độ của SV cũng nhƣ đánh giá đƣợc chính xác sự hiểu biết, nhận thức và vận dụng của SV sau khi học xong mơn học đó.

b. Phân tích câu hỏi và kết quả thử nghiệm

Việc phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên cơ sở các câu trả lời của SV nhằm:

- Đánh giá mức độ thành công của GV mơn học để từ đó cần phải cải tiến, thay đổi phƣơng pháp truyền đạt kiến thức sao cho phù hợp với SV hơn để giúp họ có thể tiếp thu đƣợc lƣợng kiến thức cần thiết đối với môn học.

- Từ các câu trả lời của SV, chúng ta có thể đo lƣờng đƣợc trình độ, khả năng học tập của SV và xác định đƣợc bộ câu hỏi khó hay dễ, có giúp việc xác định đƣợc đúng chất lƣợng của SV hay khơng và có thể sử dụng đƣợc hay cần phải thay đổi.

* Phương pháp phân tích câu hỏi

Khi phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan ta thƣờng so sánh số câu lựa chọn của SV ở mỗi câu với điểm số chung toàn bài. Nếu nhiều SV ở nhóm điểm cao và ít SV ở nhóm điểm thấp thì câu hỏi đó coi nhƣ chƣa đạt. Ngƣợc lại có thể xem xét đến cách ra câu hỏi hoặc vấn đề giảng dạy của GV chƣa hợp lý.

Hình thức xác định số lƣợng SV ở từng nhóm điểm cho từng câu hỏi là đếm số câu trả lời trong các bài trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi chúng ta cần biết có bao nhiêu SV trả lời đúng, bao nhiêu SV trả lời sai và bao nhiêu SV khơng trả lời. Nhóm SV khá đƣợc xác định từ 7 điểm trở lên và nhóm SV kém đƣợc điểm từ 3,5 điểm trở xuống.

Sau khi xác định đƣợc phân loại nhóm SV nhƣ vậy, chúng ta lập một bảng kết quả để đánh giá câu hỏi theo mẫu sau:

Phƣơng án Số SV nhóm khá chọn Số SV nhóm trung bình chọn Số SV nhóm kém chọn A B C D Bỏ trống

- Thơng thƣờng số sinh viên nhóm khá khoảng 25%, số sinh viên nhóm trung bình khoảng 50%, số sinh viên nhóm kém khoảng 25%

* Cách phân tích câu hỏi, giải thích câu hỏi

Sau khi chấm xong bài trắc nghiệm, căn cứ vào số ngƣời lựa chọn câu đúng để phân tích độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi hoặc phân bố số ngƣời chọn các câu trả lời để đánh giá các phƣơng án chọn, từ đó hồn chỉnh lại câu hỏi

- Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm

Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng phân tán điểm số của nhóm học sinh làm trắc nghiệm . Phổ các điểm kiểm tra càng rộng càng tốt. Sự phân tán hoặc sự trải rộng điểm số sẽ đạt mức thích hợp khi các câu hỏi trắc nghiệm có độ khó thích hợp và độ phân biệt cao.

Độ khó của câu trắc nghiệm đƣợc xác định căn cứ vào số lƣợng thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó và tính theo cơng thức sau:

Cơng thức: FBV = X / K

FBV: Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm

K : Tổng số câu trắc nghiệm bằng điểm tối đa của bài trắc nghiệm (mỗi câu trắc nghiệm đúng tính 1 điểm ).

Độ khó trung bình của câu trắc nghiệm cịn có thể đƣợc tính theo tỷ lệ may rủi và bằng tỷ số giữa điểm trung bình của bài trắc nghiệm với tổng số điểm có thể có đƣợc của bài trắc nghiệm.

- Độ phân biệt

Độ phân biệt của câu trắc nghiệm thể hiện ở chỗ những ngƣời đạt điểm bài trắc nghiệm cao sẽ làm đúng câu đó và những ngƣời đạt điểm thấp sẽ làm sai câu đó.

Có thể xem độ phân biệt (DI) là sự phân bố tỷ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai câu trắc nghiệm đó ( nhóm khá hoặc nhóm kém )

Cơng thức tính độ phân biệt ( DI ) là :

DI =

N Nkém Nkhá

DI : Chỉ số độ phân biệt

N khá : Số thí sinh của nhóm đạt điểm kiểm tra cao làm đúng câu đó N kém : Số thí sinh của nhóm đạt điểm kiểm tra thấp làm đúng câu đó N : Trung bình cộng của số thí sinh nhóm khá và nhóm kém

Độ phân biệt tốt trong khoảng > 0,3. Nếu DI <0,1 thì câu trắc nghiệm có độ phân biệt q thấp khơng nên dùng .

Trong câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngồi phân tích độ khó, độ phân biệt cịn cần phân tích các câu nhiễu của câu trắc nghiệm. Khi phân tích phƣơng án nhiễu cần căn cứ vào các dấu hiệu sau :

+ Tần số lựa chọn câu nhiễu, nếu có nhiều lựa chọn hoặc khơng ai lựa chọn câu nhiễu thì cần xem xét lại.

+ Số thi sinh khá lựa chọn câu nhỉễu nhiều hơn số thí sinh kém.

Sau khi phân tích câu hỏi và dựa vào kết quả đạt đƣợc của cuộc thử nghiệm trên SV, chúng ta tiến hành xem xét lại câu hỏi có đạt khơng hoặc cần sửa chữa gì để đạt yêu cầu của một câu hỏi hay hoặc loại bỏ nếu không đạt đƣợc tiêu chuẩn tƣơng đối của một câu hỏi trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý lý sinh tại trường đại học y hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)