Những chủ trương của Nhà nước về GDNN trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 87 - 90)

Chương 1 : cơ sở phương pháp luận về chiến lược phát triển nhân lực

2.3. Những căn cứ chung cho việc xây dựng chiến lược phát triển

2.3.2. Những chủ trương của Nhà nước về GDNN trong thời gian tới.

tới.

* Công tác tuyên truyền:

Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm đổi mới nhận thức của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp nói chung và TCCN nói riêng; việc thay đổi nhận thức về giáo dục nghề nghiệp phải được nhấn mạnh: Lực lượng lao động có trình độ trung cấp là không thể thiếu được trong cơ cấu lao động hiện nay và trong một số thập kỷ tới.

* Công tác qui hoạch các trường TCCN:

Hiện tại, các trường TCCN và dạy nghề được thành lập và thiết kế phù hợp với nền kinh tế kế hoạch tập trung theo nhu cầu riêng của Bộ ngành và nhu cầu địa phương với đặc điểm nhỏ bé và manh mún. Những trường TCCN

phát triển mạnh lên thì lại muốn chuyển thành các trường cao đẳng mà chưa có quy hoạch tổng thể. Vì vậy, trước mắt cầntừng bước quy hoạch các trường TCCN địa phương theo hướng trường chuyên nghiệp cộng đồng đào tạo từ bậc cao đẳng trở xuống đến dạy nghề.

* Tăng cường đầu tư nguồn lực trên một số lĩnh vực ưu tiên nhất:

Nguồn lực đầu tư cho giáo dục TCCN trước mắt cần được đầu tư trong các lĩnh vực sau:

- Xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà giáo và các nhà quản lý giáo dục.

- Xây dựng khung chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo trong những ngành ưu tiên

cho phát triển kinh tế và hội nhập khu vực.

- Hoàn chỉnh kịp thời chương trình, giáo trình cho tất cả các ngành đào tạo. - Đầu tư mua trang thiết bị phương tiện dạy học chú trọng mua các tài liệu nước ngoài dịch thuật cho cả giáo viên và học sinh, đồng thời đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và truyền thông để phổ biến nhanh nhất tri thức mới đến với người học.

- Xây dựng ba trung tâm giáo dục chuyên nghiệp chất lượng cao tại ba

miền Bắc, Trung, Nam để đào tạo nhân lực cho những ngành công nghiệp mũi nhọn phụcvụ cho hội nhập kinh tế và xuất khẩu lao động kỹ thuật.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục TCCN và một số viện

nghiên cứu chính sách phát triển giáo dục trong các trường đại học lớn.

Trong các ưu tiên đầu tư, việc xây dựng đội ngũ các nhà giáo và các

nhà quản lý giáo dục được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất, đây chính là cơ hội tốt để các trường phát triển đội ngũ giáo viên của mình. Để có nguồn lực một mặt Nhà nước phải tăng cường đầu tư, mặt khác tăng cường huy động nguồn lực của xã hội cho giáo dục và tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các dự án

viện trợ và tạo điều kiện thơng thống hơn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam.

* Đảm bảo chất lượng và xây dựng chính sách kiểm định:

Đảm bảo chất lượng giáo dục và xây dựng chính sách kiểm định cần được qui định trong Luật Giáo dục để có cơ sở pháp lý cho các hoạt động giáo dục. Khi có một cơ chế kiểm định hợp lý, việc quản lý Nhà nước về giáo dục TCCN sẽ phần nào giảm bớt sự can thiệp hành chính vượt quá cả yêu cầu về mặt chuyên môn đối với các cơ sở giáo dục TCCN.

* Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục chuyên nghiệp kết hợp thực hiện phân cấp quản lý.

Trong những năm qua, một trong những thành công của cải cách giáo dục nước ta là cơng tác xã hội hố giáo dục. Nhờ thành công này mà số lượng người tham gia học tập được nhiều lên, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, xã hội hoá giáo dục thường mang cả những đặc tính của thị trường (cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, nhiều người tham gia vào quá trình, và giá cả...), vì vậy sự can thiệp của Nhà nước những nội dung gì, can thiệp như thế nào và khi nào thì can thiệp là những vấn đề cần được nghiên cứu để phân cấp có hiệu quả.

Nhà nước chủ trương khuyến khích chuyển một số trường từ cơng lập

và ngồi cơng lập sang hình thức bán cơng theo hướng: Nhà nước tập trung đầu tư vào một số trường trọng điểm còn các trường ngồi cơng lập sẽ đào tạo nhân lực cho địa phương. Nhà nước sẽ tạo cơ chế hỗ trợ các mơ hình này phát triển đồng thời kiểm tra chất lượng thơng qua các khung trình độ và chuẩn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)