STT Tên hạng mục Số phịng Diện tích sử dụng (m2) Ghi chú 1 Phòng học lý thuyết 48 3.000 2 Xưởng thực hành 2.1 Phòng thực hành Tin học 2 230 2.2 Phòng thực hành Điện 4 306 2.3 Xưởng May 4 540 2.4 Xưởng Hàn 2 180 2.5 Phòng HiClass 1 120 40 Cabin 2.6 Phịnng thí nghiệm cơ bản 1 60 2.7 Xưởng Mộc mỹ nghệ 1 360 3 Nhà làm việc và điều hành 42 1.910 4 Khu ký túc xá học sinh 67 1705 5 Thư viện 3 372 6 Nhà Giáo dục thể chất 2 410 7 Nhà ăn tập thể 1 255 8 Các hạng mục khác 1.000
(Trích báo cáo trường QLKTCN gửi Bộ Cơng nghiệp năm 2006)
Ngồi ra, Trường cịn có:
- 02 sân bóng chuyền: 500m2 - 04 sân cầu lông: 500 m2
- Hệ thống mạng LAN và ADSL.
- Một số cơng trình khác như nhà để xe, cổng tường rào, hệ thống điện
chiếu sáng, khu vực vui chơi giải trí, vườn hoa....
Hiện nay, cơ sở vật chất của Trường đủ đáp ứng điều kiện làm việc cho
160 cán bộ, viên chức, giáo viên và 4.500 - 5.000 học sinh sinh viên học tập thường xuyên.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển giai đoạn 2006 đến 2015, Nhà trường được Bộ Công nghiệp phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu giảng đường 5 tầng, tổng diện tích 1.100 m2 với 18 phịng học.
Tổng mức đầu tư: 10.360 triệu đồng. Thời gian thi công: Bắt đầu từ 4/2006; kết thúc 6/2007
Trường đang xây dựng Quy hoạch phát triển giai đoạn 2006- 2020, với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
2.2.11. Cơng tác xây dựng chương trình giáo trình và nghiên cứu khoa học: khoa học:
Trường luôn chú trọng bám sát yêu cầu của thực tiễn sản xuất để đổi mới, bổ sung nội dung chương trình giảng dạy. Đồng thời, với phương châm xố bỏ tình trạng "Dạy chay - Học chay" trong đào tạo, Nhà trường đã tập trung mọi cố gắng, huy động mọi nguồn lực, động viên đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giáo viên tham gia cơng tác biên soạn giáo trình, biên soạn bài giảng đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Đến nay tỷ lệ mơn học có giáo trình đối với hệ đào tạo trung cấp Hạch toán kế toán là 100%; trung cấp Tin học quản lý là 85%; các chuyên ngành khác có từ 65% trở lên. Đặc biệt đối với hệ đào tạo cơng nhân gị - hàn, tuy là ngành
nghề mớinhưng cũng đã có đầy đủ tài liệu, giáo trình phục vụ cho cơng tác dạy và học.
Bên cạnh công tác biên soạn bài giảng, giáo trình, cơng tác xây dựng các mơ hình học cụ, các thiết bị dạy học điện - điện tử do giáo viên tự làm cũng đã được Nhà trường quan tâm đúng mức. Hàng năm Nhà trường đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho công tác nghiên cứu, xây dựng các mơ hình học cụ, đồ dùng dạy học. Nhiều mơ hình học cụ do giáo viên tự làm được Nhà trường và Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Hưng Yên cử đi dự thi " Mơ hình thiết bị dạy học tự làm" các trường đào tạo nghề trong toàn quốc, nhiều thiết bị do giáo viên tự làm đạt giải thưởng cao.
Được sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp, sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh cùng với sự phấn đấu tích cực của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên, viên chức và học sinh Nhà trường, Trường Quản lý kinh tế cơng nghiệp đã có những bước trưởng thành và tiến bộ vượt bậc. Quy mô và
chất lượng ngày càng được phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được
củng cố, đầy đủ và hiện đại, chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao, uy tín của Nhà trường đã được xã hội khẳng định. Nhà trường đã có những bước đầu tư, chuẩn bị từ nhiều năm để nâng cấp trường thành Trường Cao đẳng.
2.2.12. Nhận xét:
- Qua phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Trường QLKTCN ta nhận thấy rằng công tác tổ chức và quản lý của Nhà trường, đặc biệt là công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu tới các phịng, khoa trong cơng việc được đánh giá là tốt và rất tốt. Điều này làm cả bộ máy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả đồng thời làm cho người học cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào Nhà trường mà họ lựa chọn, góp phần nâng cao vị thế (thương hiệu) của Nhà trường trong hệ thống các cơ sở đào tạo.
- Cơng tác xây dựngnội dung chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên đánh giá là tốt. đặc biệt Nhà trường đã từng bước cải tiến dần nội dung chương trình đào tạo nhằm phù hợp với các ngành nghề đang được xã hội ưa chuộng.
- Trong những năm gần đây mặc dù nguồn lực còn hạn chế, song Nhà trường cũng đã thực sự quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ dạy và học, đầu tư công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ, giáo viên. Quan tâm đến đời sống của cán bộ, viên chức và học sinh trong trường.
- Công tác quản lý giáo dục học sinh trong những năm qua, mặc dù địa
điểm của Trường gần các đơ thị lớn như Hà Nội, Hải Phịng, gần đường quốc lộ 5...dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng tiêu cực, nhưng đánh giá chung do có sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Nhà trường, sự cố gắng của phịng Cơng tác học sinh, của đội ngũ giáo viên...công tác quản lý giáo dục học sinh đạt kết quả tốt, ba năm qua khơng có học sinh nào bị buộc thôi học do vi phạm kỷ luật, do vi phạm các tệ nạn xã hội...
2.3. Những căn cứ chung cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường Quản lý kinh tế công nghiệp đến năm 2015. nguồn nhân lực của trường Quản lý kinh tế công nghiệp đến năm 2015.
2.3.1. Xu hướng phát triển của giáo dục nghề nghiệp.
2.3.1.1. Xu thế chung của thế giới.
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều tranh thủ vận dụng rộng rãi công nghệ điện tử, vi điện tử, máy tính, người máy, các thành tựu khoa học trên các lĩnh vực y học, sinh học, năng lượng mới,... vào quá trình sản xuất và quản lý làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên gấp bội.
Nếu như trước năm 1970, công nghệ hầu như khơng thay đổi mấy, thì ngày nay chúng ta đang đứng trước những thay đổi nhanh chóng khơng ngờ
tới của công nghệ mới xuất hiện như: Công nghệ điện tử, cơng nghệ sinh học, các q trính tự động hố,... đã trở thành hiện thực.
Nếu như trước kia cứ 20 - 25 năm có sự thay đổi kỹ thuật một lần, thì ngày nay thời gian đó đã rút lại chỉ cịn rất ngắn đặc biệt là cơng nghệ Điện tử
- Tin học (VD: cơng nghệ máy tính thay đổi nhanh chóng chỉ 6 tháng - 1 năm đã có sản phẩm của cơng nghệ mới thay thế).
* Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đối với đào tạo nghề.
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới cho ta biết: Dưới ảnh hưởng của tiến bộ KHKT trình độ tay nghề của người công nhân thay đổi theo hướng:
- Loại trừ những nghề chân tay nặng nhọc.
- Mất đi nghề cũ diện hẹp.
- Xuất hiện nghề diện rộng, nghề kết hợp.
Thay đổi nội dung, tính chất lao động của người cơng nhân khơng phải
là lao động đơn giản thừa hành mà là lao động trí óc, lao động có tính sáng tạo. Ví như:
+ Đối với thợ hoá học: 90 - 95% là lao động trí óc.
+ Thợ sửa chữa thiết bị điện tử: 80 - 90% thời gian tìm nguyên nhân
hỏng hóc, cịn thao tác sửa chữa chỉ chiếm 10 - 20% thời gian mà thôi.
Như vậy trên thực tế nền sản xuất tự động hố đang hình thành loại thợ
kết hợp các chức năng của người công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư: nghĩa là
trong điều kiện tiến bộ KHKT người công nhân đào tạo ra phải là người công nhân diện rộng, hiểu biết các cơ sở khoa học của nền sản xuất để sẵn sàng thực hiện những công việc ở những cơng đoạn có liên quan, có khả năng thích ứng nhanh với những điều kiện sản xuất đang thay đổi.
Để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho thị trường lao động và làm cho hệ thống đào tạo của Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới thì cơng tác đào tạo phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau:
Vấn đề 1: Phải thay đổi mục tiêu đào tạo:
Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp được thể hiện ở mục 3 điều 29 Bộ luật Giáo dục ngày 02/12/1998, trong đào tạo ngoài những kỹ năng cần thiết cho từng nghề để họ nhanh chóng tìm được việc làm và tạo tiềm năng để họ có những cơ hội phát triển thì trong dạy và học chúng ta cần quan tâm: Phát triển tư duy kỹ thuật, kỹ năng thực hành, năng lực độc lập sáng tạo của học sinh sao cho khi chuyển từ hoàn cảnh sản xuất này sang hoàn cảnh sản xuất khác mà họ vẫn có thể sử dụng được những kiến thức và kỹ năng đã học vào quá trình làm việc. Dạy như thế nào? để họ trở thành
không chỉ là người thực hiện mà còn là người sáng tạo, người tổ chức và biết quản lý q trình sản xuất (tóm lạilà người công nhân diện rộng).
Vấn đề 2: Phải thay đổi nội dung chương trình đào tạo:
Chúng ta phải rút ngắn khoảng cách kiến thức giữa khoa học kỹ thuật ngoài cuộc sống với việc dạy học trong nhà trường. Cho đến nay việc xây dựng nội dung và rèn luyện tay nghề vẫn theo con đường qui nạp: đi từ cái riêng đến cái chung, hậu quả là tốn nhiều thời gian và sức lực không chỉ cho người thợ mà cịn cho cả cơng ty. Phải đi theo con đường khác - con đường diễn dịch: đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát tới cụ thể.
Khi lựa chọn nội dung đào tạo cho một ngành nghề không những chỉ chú ý đến thực trạng mà còn phải thấy xu hướng phát triển của nghề đó, sự hiện đại hố từng bước kỹ năng lao động nghề nghiệp bởi những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới sẽ được áp dụng vào nước ta trong thời gian không xa. Khi xây dựng chương trình và lựa chọn nội dung các mơn học, để đảm
bảo cho một nghề cụ thể cần xuất phát từ yêu cầu kỹ năng lao động nghề nghiệp cần đạt được theo mơ hình hoạt động của người cơng nhân kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ sơ cấp.
Vấn đề 3: Phải thay đổi phương pháp đào tạo
Trong giáo dục, chất lượng phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục là những đòi hỏi của xã hội đối với con người. Giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân trong điều kiện và bối cảnh cụ thể của xã hội.
Con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục theo mục tiêu xác định. Chất lượng giáo dục khơng chỉ gắn bó với một hệ thống yếu tố trực tiếp hay gián tiếp tạo nên nó.
Những yếu tố chủ yếu tạo thành chất lượng giáo dục:
- Mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu.
- Đảm bảo đủ giáo trình, bài giảng của các mơn học trong Nhà trường.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.
- Yếu tố quyết định đến chất lượng giáodục là đội ngũ giáo viên.
- Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, tăng cường trang thiết bị
dạy học là những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp để tạo nên chất lượng đào tạo.
Làm thế nào phải dạy học phát huy được năng lực sáng tạo của học
sinh để trong thời gian tối thiểu thu được lượng kiến thức tối đa. Dạy như thế
nào để "Cho họ biết dùng đầu óc của mình", nhà trường phải trao cho họ chiếc chìa khố" để mở những kho tàng bí mật của tri thức lồi người" (Phạm Văn Đồng).
Như vậy: vấn đề nâng cao hiệu quả của lao động dạy học, đưa năng suất dạy học lên mức cao mới bằng cách: Hoàn thiện hệ phương pháp dạy học là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Như nhà khoa học Xô Viết GN. Vơn Cơ
đã nói "Sự cải tiến phương pháp dạy học tương ứng với hồn thiện cơng nghệ trong sản xuất ".
Trong giáo dục nghề nghiệp, hệ thống các phương pháp dạy học thật đa dạng, nó ln gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn phát triển của quá trình sản xuất. ở mỗi giai đoạn sản xuất lại địi hỏi người thợ phải có những phẩm chất tâm lý khác nhau. Do đó phải có những phương pháp dạy thích hợp để hình thành những phẩm chất cần thiết đó.
Xuất phát từ các giai đoạn phát triển của sản xuất và những phẩm chất tâm lý tương ứng với nó để có căn cứ xây dựng hệ thống phương pháp dạy thích hợp. Đó là đặc thù của phương pháp đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Đương nhiên trong dạy lý thuyết nhà trường dạy nghề có thể áp dụng các phương pháp phổ thông. Nhưng trong dạy thực hành thì địi hỏi các phương pháp dạy phải linh hoạt gắn với sản xuất nhằm phù hợp với sự phát triển tiến bộ của KHKT và quy luật phát triển của nền sản xuất.
2.3.2. Những chủ trương của Nhà nước về GDNN trong thời gian tới. tới.
* Công tác tuyên truyền:
Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm đổi mới nhận thức của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp nói chung và TCCN nói riêng; việc thay đổi nhận thức về giáo dục nghề nghiệp phải được nhấn mạnh: Lực lượng lao động có trình độ trung cấp là không thể thiếu được trong cơ cấu lao động hiện nay và trong một số thập kỷ tới.
* Công tác qui hoạch các trường TCCN:
Hiện tại, các trường TCCN và dạy nghề được thành lập và thiết kế phù hợp với nền kinh tế kế hoạch tập trung theo nhu cầu riêng của Bộ ngành và nhu cầu địa phương với đặc điểm nhỏ bé và manh mún. Những trường TCCN
phát triển mạnh lên thì lại muốn chuyển thành các trường cao đẳng mà chưa có quy hoạch tổng thể. Vì vậy, trước mắt cầntừng bước quy hoạch các trường TCCN địa phương theo hướng trường chuyên nghiệp cộng đồng đào tạo từ bậc cao đẳng trở xuống đến dạy nghề.
* Tăng cường đầu tư nguồn lực trên một số lĩnh vực ưu tiên nhất:
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục TCCN trước mắt cần được đầu tư trong các lĩnh vực sau:
- Xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà giáo và các nhà quản lý giáo dục.
- Xây dựng khung chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo trong những ngành ưu tiên
cho phát triển kinh tế và hội nhập khu vực.
- Hồn chỉnh kịp thời chương trình, giáo trình cho tất cả các ngành đào tạo. - Đầu tư mua trang thiết bị phương tiện dạy học chú trọng mua các tài liệu nước ngoài dịch thuật cho cả giáo viên và học sinh, đồng thời đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và truyền thông để phổ biến nhanh nhất tri thức mới đến với người học.
- Xây dựng ba trung tâm giáo dục chuyên nghiệp chất lượng cao tại ba
miền Bắc, Trung, Nam để đào tạo nhân lực cho những ngành công nghiệp mũi nhọn phụcvụ cho hội nhập kinh tế và xuất khẩu lao động kỹ thuật.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục TCCN và một số viện
nghiên cứu chính sách phát triển giáo dục trong các trường đại học lớn.