Chương 1 : cơ sở phương pháp luận về chiến lược phát triển nhân lực
2.3. Những căn cứ chung cho việc xây dựng chiến lược phát triển
2.3.4. Tính đặc thù của lao động trong cơ sở giáo dục
Xây dựng và đổi mới trong quản lý và sử dụng nhân lực trong cơ sở giáo dục đào tạo phải tính đến đặc thù của lao động khoa học trong lĩnh vực này, đó là tính sáng tạo, tính cá nhân, địi hỏi sự tích luỹ lớn về kiến thức và môi trường thật sự dân chủ, tự do, sáng tạo.
Không phải mọi kết quả của lao động khoa học đều có thể trực tiếp đo đếmđược bằng giá trị đồng tiền, làm lợi ra bao nhiêu đồng hay tăng năng suất bao nhiêu, nhất là hoạt động giáo dục đào tạo. Trong khí đó hoạt động này cịn địi hỏi phải có tính sáng tạo, tìm tịi cái mới. Khác với người làm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dựa vào thiết kế có sẵn và nắm bắt quy trình để thực hiện. Người làm cơng tác giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có cách làm riêng, cách nghiên cứu, cách suy nghĩ sáng tạo riêng, phương pháp trình bày riêng. Cũng như nhà văn, nhạc sĩ, tác phẩm là cơng trình của lao động, nhưng không chỉ là của lao động cần mẫn mà là lao động đầy trí tuệ và đơi khi có cả cảm hứng, bức xúc, trăn trở.
Lao động sáng tạo khơng phải là một q trình tuỳ tiện mà được tiến hành trên cơ sở một hệ thống các quy tắc, nguyên lý và phương pháp nhất định. Các quy tắc, nguyên lý và phương pháp đó đóng vai trị là phương tiện và công cụ để xử lý và giải thích các hiện tượng xã hội và quy luật vận động của đối tương nghiên cứu. Sáng tạo khoa học là một quá trình gian khổ, địi
hỏi kiến thức hệ thống và thế giới quan biện chứng để xử lý hệ thống kiến thức.
Như vậy, đối với người hoạt động lao động sáng tạo phải có hệ thống tri thức khoa học, kể cả tri thức hàng ngày và tri thức kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu và lao động khoa học về thế giới quan biện chứng.
Sáng tạo là sự tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, hoặc tìm ra cách giải quyết mới, phương pháp mới. Sự sáng tạo khơng phải ai cũng có, và khơng phải xuất hiện bất kỳ lúc nào. Sự sáng tạo khoa học trong giáo
dục đào tạo thường có mầm mống và tích luỹ dần qua giáo dục, đào tạo và nảy sinh trong quá trình nghiên cứu và tìm tịi. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức, môi trường hoạt động, điều kiện sống cũng như các quan hệ xã hội, tuổi tác,... là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến lao động sáng tạo của đội
ngũ cán bộ giáo viên nhà trường. Chính sách quan trọng đối với đội ngũ này là tạo điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần, môi trường dân chủ để phát huy sáng tạo của họ.
Cũng chính từ yêu cầu về tính sáng tạo, vai trị cá nhân, phẩm chất cá nhân của mỗi người cán bộ giáo viên nổi lên khá rõ rệt. Trong hoạt động giáo dục đào tạo, không thể lấy số lượng để bù đắp sự yếu kém về chất lượng cán bộ giáo viên, để có hiệu suất cao trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, cần có sự chọn lọc khắt khe để có được những người thực sự có tài năng và có sức sáng tạo trong nghiên cứu, trong phương pháp giảng dạy. Trong mơi trường như vậy dù có nhiều giáo viên đến mấy, nhưng thiếu những con người thơng minh, sáng tạo và khơng ngừng học hỏi thì cũng khơng thể thành cơng trong hoạt động của mình.
Cho nên những người làm công việc như vậy, để đạt được kết quả nhất định đều phải trải qua những lao động cần cù, gian khổ, thu hút nhiều trí lực, tâm lực, thể lực. Việc đánh giá lao động của người giáo viên không đơn thuần là 8 tiếng làm việc, cách quản lý cũng không nên theo giờ hành chính ... Mặt khác, hiệu quả hoạt động của người cán bộ giáo viên phụ thuộc một cách đáng kể vào thông tin, cách sàng lọc, tổng hợp thông tin và cách truyền tải thông tin tới cho học sinh, sinh viên.
Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện nay, do việc tăng nhanh các thành tựu của khoa học và công nghệ và các nhu cầu về kinh tế xã hội, một phần kiến thức con người tiếp thu được sẽ thường xuyên bị mất giá trị. Các chuyên gia cho rằng nhịp độ tiến bộ trung bình hàng năm của kiến thức nhân loại bị giao động trong khoảng từ 4% đến 6%. Như vậy trên 50% tồn bộ kiến thức chun mơn của con người sẽ phải được bổ sung thông qua con đường học tập thường xuyên. Thời gian giành cho việc
này ở cán bộ trung học chuyên nghiệp là 24%, ở cán bộ đại học là 28% tồn bộ thời gian có khả năng lao động.
Như vậy, việc tạo các điều kiện học tập, trao đổi thông tin trong tập thể khoa học là vô cùng quan trọng đối với người giáo viên, nó chiếm một lượng thời gian khá lớn. Mặt khác, từ đặc điểm này có thể thấy lao động nghiên cứu, học tập của người giáo viên cần được tiến hành liên tục, nhiệt tình và say mê
thì mới có hiệu quả, người giáo viên là người phải biết yêu nghề và phải giảng dạy đúng chuyên môn và trình độ nếu khơng muốn có hao mịn chất xám và giảm sút hiệu quả lao động.